Link Video: https://youtu.be/7lG04crkoF0
Dạo một vòng trong các group “Cộng đồng khách hàng SCB”, chúng tôi thấy đầy rẫy những hoàn cảnh đau thương, tan vỡ… đầy rẫy những tiếng thở dài “thương quá dân mình”.
Trong một video được quay ở trụ sở SCB Đà Nẵng, một chị vừa khóc vừa nghẹn ngào: “Tiền nuôi con, tiền sinh sống, tiền bệnh, tiền thuốc men, tiền tích cóp vô đây hết rồi, giờ lấy gì mà sống”. Tiếng khóc của chị khiến người xem phải não lòng xót xa.
Chị không cô đơn, đồng cảnh ngộ với chị còn có khoảng 40.000 người – những trái chủ bất đắc dĩ đang có nguy cơ mất trắng tài sản vì bị SCB lừa đảo đánh tráo khái niệm, từ ý định gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, họ bị dụ dỗ đổi sang gửi “tiết kiệm linh hoạt” mà thực chất là mua trái phiếu doanh nghiệp. Chuyến đồng hành của những nạn nhân SCB này quá bi thương, quá đau đớn. Mọi người đều bất an, nhiều người đổ bệnh vì lo lắng.
Facebooker Hà T. Hương Hoa than: “Nạn nhân đa phần là tiền dưỡng già… không ai là nhà đầu tư. Thời điểm đến SCB rồi ký hợp đồng gửi tiền tiết kiệm linh hoạt hình thức trái phiếu Flex, khách hàng không được biết rõ và hiểu trái phiếu mình đang tham gia như thế nào và vô tình ký vào hợp đồng trái phiếu. “Bút sa phải chịu mất tài sản ư?” Đến tại ngân hàng SCB, tôi hay người dân chỉ biết tin tưởng ngân hàng…”. Facebooker này còn cho biết, sau 22 ngày giao dịch, ngân hàng SCB giao cho bà 1 bản hợp đồng vào ngày 28/10. Điều đáng nói là trong bản hợp đồng này có chữ ký của ông Nguyễn Tiến Thành – Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Tân Việt – một người đã chết vào ngày 6/10. Bà cho rằng, có “một con ma làm đại diện pháp luật” trên hợp đồng của bà.
Nick facebook Hoàng Huy kể: “Từ ngày xảy ra chuyện, không đêm nào tôi ngủ được. Từ 81 kg giờ còn 72 kg, từ một người chồng hoạt bát vui vẻ, giờ tôi nóng nảy cáu gắt cả với người vợ đầu gối tay ấp của mình, càng nghĩ mà càng hận.” Theo anh Hoàng Huy, những đồng tiền đó có được là do cả một quá trình dài chắt chiu, có khi phải đổi cả máu và nước mắt mới có được. Những đồng tiền đó là để phòng khi bệnh tật, để lúc tuổi già không phiền đến con cháu. Nào ngờ một ngân hàng lớn như SCB, một ngân hàng luôn được quảng cáo là một trong 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam lại là kẻ lừa đảo. Những cô nhân viên SCB trong trang phục chỉnh tề, khuôn mặt xinh đẹp với nụ cười tỏa nắng, giọng nói thì như sơn ca, hót như khướu, từ tiền tiết kiệm mà hót sang trái phiếu linh hoạt… Những khuôn mặt thánh thiện ấy đã đưa bao gia đình đến cảnh khốn cùng…
Tố cáo hành vi của SCB, nick Millo Hip viết: “Không phải chào mời mà lừa đảo đúng hơn. Một doanh nghiệp 4 không, không có gì hết mà một ngân hàng top 5 trên toàn quốc lại lừa người dân mua trái phiếu với câu nói hoa mỹ là một hình thức khác của tiết kiệm.”
Nick Ngoc Le nghẹn ngào tuyệt vọng: “Tàn nhẫn quá SCB ơi. Ăn đồng tiền xương máu của dân.”
Đau đớn, bế tắc, nhiều người cay đắng nhận ra, kẻ lừa họ không chỉ là SCB mà còn là cả một hệ thống thối nát, chỉ biết ăn trên xương máu người dân mà không hề có ai chịu trách nhiệm. Nick facebook Lê Thị Hồng Ngọc đánh giá: “Lỗi đầu tiên là do nhà nước. Ai là người đã cấp phép xuất trái phiếu từa lưa như vầy? Phát hành trái phiếu phải qua cơ quan chức năng mà.”
Đồng quan điểm, facebooker Hang Lê cho rằng: “Cho nên qua sự việc ngân hàng SCB lừa này thì chúng ta mới nhận ra một điều là sẽ không có nhà nước bảo vệ quyền lợi cho dân đâu.”
Nick Giang Ngọc Anh cay đắng: “Dường như chân lý, lẽ phải và công bằng chỉ thuộc về kẻ có quyền thế. Còn thấp cổ bé họng thì “sống chết mặc bây”.
Nick Tâm Trạng mạnh mẽ hơn, đề nghị: “Yêu cầu tử hình những người chủ mưu vụ bán trái phiếu SCB lừa đảo người dân.”
Bên cạnh những người bày tỏ nỗi thống khổ và tức giận, nick Ngọc Phương lại hài hước châm biếm SCB: “ Luôn luôn lắng nghe. Nhưng cố tình không hiểu.” Còn nick Diệp Công Tử thì mơ mộng: “Về nhà nằm xuống phòng ngủ và bật máy lạnh và mơ thấy SCB trả lại tiền.”
Tuy đau khổ, khốn cùng, nhưng những nạn nhân SCB đang vẫn động viên nhau, liên kết lại với nhau, cùng nhau tìm luật sư, cùng hướng dẫn nhắc nhở nhau với một chút niềm tin mong manh còn sót lại, trong hành trình mù mịt đi tìm công lý, dù công lý không biết đang ở nơi đâu.
Kim Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Vọc” thuốc nổ, Phó bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái vào tù. Yên Bái, quan chức thích dùng “hàng nóng”?
>>> Niềm tin tan vỡ – dân trữ vàng, kinh tế tê liệt, những hệ lụy nào sẽ xảy ra tiếp theo?
>>> Tung cú tát trời giáng vào du học sinh, ông Nguyễn Kim Sơn tính làm gì?
Chứng khoán: rớt, rớt, rớt… rồi lại rớt – đỏ, đỏ, đỏ… rồi lại đỏ…