Trung Quốc tôn vinh tuyến đường sắt Cát Linh. Đại ca vuốt ve để moi tiền tiểu đệ?

Link Video: https://youtu.be/mOr8iwDumOc

Có thể nói, dự án tàu điện Cát Linh – Hà Đông là một dự án đáng xấu hổ nhất, chứa đựng những điều tệ hại nhất. Dự án này do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư và dùng vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Trên thế giới, Trung Quốc nổi tiếng với chiêu trò bẫy nợ khi viện trợ ODA đã được báo chí thế giới cảnh báo nhưng Bộ Giao thông Vận tải không chịu lắng nghe.

Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là 13,05 km, với 12 ga trên cao. Tuyến tàu này có hướng từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông. Tuy nhiên, dự án tàu điện Cát Linh – Hà Đông thi công kéo dài đến tận 10 năm, có đến 12 lần chậm tiến độ và muộn gần 7 năm so với kế hoạch. Dự án này trải qua đến 6 đời Bộ trưởng, gồm các ông: Đào Đình Bình, Hồ Nghĩa Dũng, Đinh La Thăng, Trương Quang Nghĩa, Nguyễn Văn Thể và hiện nay là ông Nguyễn Văn Thắng. Ngoài ra dự án này còn giữ kỷ lục về đội vốn, từ 553 triệu USD sau đó đội lên 868 triệu USD.

Rất nhiều dự án Trung Quốc bỏ thầu thấp, sau đó làm chậm tiến độ và tìm cách đẩy vốn cao hơn nhiều lần so với vốn ban đầu. Cuối cùng, dự án tưởng như rẻ nhưng hóa ra lại rất đắt, trong khi đó, người dân mất gần 7 năm chờ đợi, Bộ Giao thông Vận tải mất 7 năm khai thác. Nhưng rồi phía Việt Nam cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà không dám mạnh tay với nhà thầu Trung Quốc.

Hình: Chất lượng nhà thầu Trung Quốc rất tệ

Hiện nay, dự án tàu điện Cát Linh – Hà Đông đang là minh chứng cho sự thất bại trong vấn đề kêu gọi vốn đầu tư công. Và đây cũng là vết tích của những quyết định thiếu sáng suốt khi Chính quyền Hà Nội không dám dứt khỏi quan thầy Trung Quốc. Giá rẻ là miếng mồi mà phía Trung Quốc quẳng ra, khi cắn câu thì đành chấp nhận.

Trung Quốc là quốc gia dùng bẫy nợ để bẫy các quốc gia nghèo có nhiều tham nhũng. Và Việt Nam là một trong những quốc gia như thế, mà đặc biệt lại là cùng ý thức hệ, cùng thể chế chính trị nên khó mà thoát được bẫy. Những nhà bất đồng chính kiến thường chỉ trích về nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc. Đấy là cạm bẫy, tuy nhiên, những người chỉ trích thường bị Tô Lâm hốt cho vào tù. Mục đích là để Chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục mối làm ăn kinh tế với người anh em phương Bắc.

Báo CafeBiz cho biết, Trung Quốc đã trao một giải thưởng cho nhà thầu CREC No.6 làm tổng thầu EPC của dự án Cát Linh – Hà Đông đầy tai tiếng ở Việt Nam. Giải thưởng này có tên là Luban 2022. Cũng theo tờ báo này, đây là giải thưởng danh giá nhất dành cho các dự án xây dựng trong và ngoài nước của Trung Quốc.

Hình: Dự án được nhận giải thưởng

Có lẽ đây là giải thưởng mang tính “vuốt ve” Việt Nam thì đúng hơn. Tai tiếng về dự án này có đủ, người dân Hà Nội cũng cực kỳ mệt mỏi do dự án này mang lại. Hiện nay, hầu hết các gói thầu EPC đều có bóng dáng nhà thầu Trung Quốc và hầu hết các gói thầu này đều để lại tai tiếng. Nhưng không hiểu sao, các nhà thầu Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục làm ăn như không hề có chuyện gì xảy ra trên đất nước Việt Nam?

Thực ra, bản chất vấn đề nằm ở mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, nó thuộc dạng quan hệ giữa thiên triều và chư hầu. Việc ông Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh ngay khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vừa qua đã nói lên tất cả. Việt Nam luôn chịu lép vế trước Trung Quốc và đó đã là truyền thống từ Hội nghị Thành Đô 1990 cho đến nay.

Vì quan hệ chính trị đặc biệt như thế nên quan hệ kinh tế cũng phải chạy theo, không thể bứt ra được. Giống như việc ông Tập Cận Bình tổ chức lễ đón long trọng với ông Nguyễn Phú Trọng vậy, Trung Quốc lần này trao giải thưởng cao quý cho đơn vị tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh là cách vuốt ve để đàn em có chút hãnh diện rồi sau đó tiếp tục đặt bẫy khác.

Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Con trai út Ba Dũng tháp tùng Võ Văn Thưởng nam tiến. Ba Dũng đi nước cờ gì đây?

>>> Vin Vượng dính “cúm” nhưng gượng sức “ra gió”. Lành ít dữ nhiều!

>>> Xuyên đêm chờ rút Bảo hiểm xã hội, vì đâu nên nỗi

Chứng khoán Trí Việt và còn những siêu lừa nào nữa, vai trò quản lý nhà nước ở đâu?