Trước Hội nghị Trung ương 8: Vì sao Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn chưa được yên?

 

“Sinh mệnh chính trị của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chênh vênh theo sự trồi sụt của nền kinh tế và những bất ổn nội bộ đang có vẻ không tốt đẹp”.

Một bài phân tích của báo tài chính Bloomberg ngày 28/8, đề cập tới những dấu hiệu về đấu đá nội bộ ở chính trị thượng tầng lãnh đạo Việt Nam, cho biết như trên.

Bloomberg cho rằng, những bất đồng về quan điểm trong Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay, giữa các phe cánh trong nội bộ Đảng không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt là mối quan hệ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính, người đứng đầu cơ quan hành pháp, và người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Trọng.

Bloomberg cho rằng, sự thành bại của kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng tới sinh mệnh chính trị của ông Phạm Minh Chính, trước cái tình thế chênh vênh của ông ta.

Ông Chính đã ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương nới lỏng việc cấp phát tín dụng, cũng như hạ lãi suất căn bản tới 5 lần kể từ đầu năm nay, với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tới 9% trong 6 tháng cuối năm nay.

Việc Thủ Chính thúc ép quá đáng này, đã khiến Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có phản ứng công khai. Trong khi, ở Việt Nam, Phó Thống đốc tương đương cấp bậc Thứ trưởng, tức, là thuộc cấp của ông Thủ tướng.

Giới phân tích chỉ ra rằng, rất có thể Tổng Trọng, thông qua cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, cố tạo thêm áp lực lên ông Phạm Minh Chính, theo lối chơi đòn cân não Thủ tướng.

Thực ra, bất đồng giữa phe Chính phủ và phe Đảng không phải là mới, mà là vấn đề đáng chú ý mang tính hệ thống, xuất hiện từ nhiệm kỳ Tổng Bí thư đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội XI năm 2011. Khi đó, mâu thuẫn giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người giữ cương vị Thủ tướng từ năm 2006, và Tổng Trọng rất sâu sắc. Không biết, mâu thuẫn này có phải xuất từ phát biểu của ông Ba Dũng, tỏ ý coi thường đối với ông Trọng, rằng: “Anh Trọng tuổi đời hơn tôi, nhưng tuổi Ủy viên Trung ương và Bộ Chính trị thì anh Trọng kém xa”. Nghĩ cũng không sai, vì Ba Dũng là Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết từ khóa VI (1986), Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa VIII (1996). Trong lúc, ông Trọng được bầu bổ sung (vé vớt) vào Trung ương khoá VII (1994), và được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khoá VIII (1997).

Nhưng đó là tin hành lang, còn việc Tổng Bí thư Trọng luôn có thái độ kèn cựa, không chỉ với Chính phủ của Ba Dũng, mà cả với Chính phủ của Bảy Phúc, hay hiện nay là Chính phủ của ông Phạm Minh Chính. Tin từ “nhà đỏ” cho biết, ông Trọng thường nói với tay chân tâm phúc rằng, “Chính phủ nắm ngân sách, tiền nhiều, Đảng không quản chặt, họ sẽ làm loạn và coi thường sự lãnh đạo của Đảng”. Nghe ra thấy cũng có lý và có lẽ, đó là lý do để ông Trọng luôn “kèn cựa” với Chính phủ.

Nhưng ông Phạm Minh Chính, cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương, vốn là người của Đảng, nhảy một bước sang ghế Thủ tướng, chắc chắn phải được sự đồng thuận của Tổng Trọng. Hơn nữa, ông Chính còn là Phó trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII, cánh tay phải trong công tác nhân sự của Tổng Bí thư, vậy mà đến nay, Thủ Chính cũng đang liêu xiêu, bất an. Bởi Tổng Trọng không dấu diếm mục tiêu hất Thủ tướng Chính khỏi cái ghế đang ngồi.

Theo Bloomberg, “Hai ông Phó Thủ tướng của ông [Chính] đã bị đánh văng ra ngoài (Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam) từ cuối năm ngoái. Đến đầu năm nay thì ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng bị “thôi chức”, vì ông này [Phúc] là một trong những người đang nhòm ngó cái ghế Tổng Bí thư, mà ông Nguyễn Phú Trọng nay đã 79 tuổi, lại bệnh tật, sắp phải về vườn”. Điều đó cho thấy, bất kỳ đồng chí nào trong Đảng, hễ rắp tâm dòm ngó ghế của Tổng Bí thư, rồi cũng sẽ phải ra đi. Trước đó là Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Trần Quốc Vượng, và mới đây là Nguyễn Xuân Phúc, cũng như sắp tới, khả năng rất cao là Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Theo phân tích gia Lê Hồng Hiệp tại Viện Nghiên Cứu ISEAS ở Singapore – người từng là cựu quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam – nhận định: “Họ phải đạt sự đồng thuận khi chọn người kế nhiệm, nên có lẽ, họ phải loại bỏ bất cứ ai chống lại người được ông Trọng lựa chọn (kế vị)”.

Ông Hiệp, còn nói thêm rằng, một số đảng viên cấp cao [có lẽ là Vương Đình Huệ], muốn ông Chính bị hất cẳng, “vì nếu ông ấy vẫn còn ngồi đó, ông ta có thể là chướng ngại cho ông [Huệ].”

Những điều vừa liệt kê cũng là nguồn cơn của việc Tổng Trọng nỗ lực thúc đẩy các cơ quan thuộc Đảng và Chính phủ, phải ráo riết truy bắt bằng được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), kể từ giữa năm 2022.

Được biết, trước Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (5/2023), khi tiếp xúc cử tri Hà Nội, đề cập đến những vụ án tham nhũng tồn tích từ lâu, và nhiều nghi can bỏ trốn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, “trốn cũng không thể trốn được”.

Tuy nhiên, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII, thế cuộc đã thay đổi, và cho đến nay, Tổng Trọng hậm hực vì tuyên bố mạnh mồm trước đây đã không thành hiện thực, bởi Thủ Chính cứng cựa hơn. Cũng phải nói thêm, bà Nhàn AIC được cho là em gái “mưa” của Thủ Chính, thậm chí, 2 người còn có con gái chung, đang định cư tại Anh quốc.

Trong bài viết của Bloomberg có chi tiết, Võ Văn Thưởng, một Ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất, mới 52 tuổi, người thay thế cho ông Phúc, nhiều phần sẽ là kẻ đứng đầu danh sách thay thế Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XIV đầu năm 2026. Trong khi, giới thạo tin ở “nhà đỏ” khẳng định, Tổng Trọng muốn Vương Đình Huệ, trùm phe Nghệ An, sẽ kế nhiệm ông. Còn Võ Văn Thưởng là “thằng không cha, không mẹ”, Thưởng chỉ dùng làm đồ chơi, chứ làm sao cho ngồi ghế rồng. Trong khi đó, có tin, các cựu quan chức Cộng sản miền Nam mới vừa tụ nghĩa ở An Giang, quyết định đưa Võ Văn Thưởng, người mang trong mình 3 dòng máu Bắc – Trung – Nam, sẽ làm ứng viên cho chức Tổng Bí thư tại Đại hội XIV.

Thế là, lại có chuyện vui về chuyện “một mất, một còn” giữa Huệ và Thưởng, hãy chờ xem./.