Độ trung thực và tính khả thi trong lời kêu gọi của Chủ tịch nước đến đâu?

Link Video: https://www.youtu.be/watch?v=PM1YJDM4n_o

Ngày 2/10, RFA Tiếng Việt có bài “Nhà văn có thể trung thực và quả cảm nói về mặt xấu của xã hội theo kêu gọi của Chủ tịch nước?”

Lời kêu gọi trên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng diễn ra tại Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại Hải Phòng ngày 30/9.

RFA dẫn lời một người hoạt động ở Hà Nội nói:

Phát biểu của Chủ tịch nước là hoàn toàn đúng thực tế xã hội hiện nay. Việc ông ta kêu gọi nhân dân và đất nước cần những tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực cũng hoàn toàn đúng.”

Tuy nhiên, người này cho rằng, ông Chủ tịch nước không dám thừa nhận Đảng Cộng sản chính là thủ phạm và phải chịu trách nhiệm về những xấu xa kể trên.

Về tính khả thi của lời kêu gọi này, RFA dẫn lời nhà thơ Nhà thơ Hoàng Thuỵ Hưng (tức Hoàng Hưng), một cựu tù nhân lương tâm, thành viên Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập, cho rằng, người dân nghi ngờ, cho đó là lời nói suông, vì những tác phẩm dám làm như ông Thưởng nói, “thì thường là hay gặp rất nhiều trắc trở, ví dụ như không được xuất bản hay xuất bản rồi thì bị thu hồi…”

Tôi cho rằng là, có một sự kiện chính trị rất lớn… đó chính là việc Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trực tiếp và ký kết với ông Tổng Bí thư, quyết định đưa quan hệ Việt Mỹ lên tầm cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện. Chắc chắn việc này sẽ chi phối rất nhiều hoạt động trong xã hội.”

Ông Hoàng Hưng cho rằng, đây có thể là một tín hiệu thể hiện rằng, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản đang muốn có thăm dò, để có một cung cách mới quản lý xã hội. Điều đó chứng tỏ xu thế muốn đối thoại, dân chủ hóa, và mở rộng có ở trong Đảng, nhưng gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng bảo thủ, và hiện tại lực lượng bảo thủ trong Đảng vẫn đang chiếm thế thượng phong.

Tuy nhiên, nhà thơ Hoàng Hưng nói trong phát biểu của ông Thưởng có mâu thuẫn lớn. Đó là, để đấu tranh với cái xấu, cái đi ngược xu thế thời đại, thì cần dân chủ hóa, trong khi, Đảng luôn khẳng định phải độc quyền lãnh đạo và “tiến tới mục tiêu Xã hội Chủ nghĩa, Cộng sản Chủ nghĩa, theo đúng đường lối Marx-Lenin.”

Hình: Bài trên RFA

RFA dẫn bình luận của bà Đặng Thị Huệ, một nhà hoạt động chống BOT bẩn, nói:

Tiếng nói trung thực, quả cảm là bị coi là phản động và dễ vào tù như chơi. Bản thân tôi bị lừa một lần rồi, tôi bị ngồi tù vì tin vào lời chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.”

Dân tộc Việt Nam đã ăn quá nhiều quả lừa, bây giờ không còn ai nghe và tin những lời nói hay hứa hẹn của lãnh đạo Cộng sản. Nếu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thực sự muốn người dân có niềm tin để có thể cất tiếng nói trung thực và quả cảm, thì với cương vị Chủ tịch nước, ông hãy tìm cách hủy bỏ ngay các điều luật 331 và 117.”

RFA dẫn lời một nhà văn quân đội kỳ cựu nói:

Tôi thấy, đã nhiều năm nay, nhất là từ khi có mạng Internet, có các blog và những tờ báo lề dân, nhất là mấy năm nay có Facebook, thì xã hội không hề thiếu những tiếng nói trung thực và quả cảm. Thế nhưng những tiếng nói đó đã được ai nhân danh đất nước lắng nghe cho đâu?

Đã vậy những người trung thực và quả cảm như anh Trần Huỳnh Duy Thức thì bị kết án tù 17 năm, cụ Lê Đình Kình còn bị giết hại một cách dã man trong khi hàng trăm người khác cũng trung thực và quả cảm thì đang bị giam cầm bởi các mức án nặng nhẹ…”

Theo thống kê của RFA, Việt Nam hiện có ít nhất 65 người đang bị giam giữ vì “Tuyên truyền chống nhà nước”, và 40 người vì “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì những bài viết trên mạng xã hội nói lên hiện trạng đất nước.

Thu Phương

>>> Vì sao Bộ Công an dưới thời Tô Lâm, liên tiếp ra các chính sách móc túi dân?

>>> Trần Tuấn Anh, một “tội đồ” đang ẩn nấp an toàn ngay dưới chân ông Tổng

>>> Xếp hàng mua bánh Trung thu truyền thống có phải là văn hóa của người miền Bắc?

>>> Vì sao Bộ Giáo dục muốn hợp thức hóa cho các loại văn bằng kém chất lượng?

Hội nghị Trung ương 8 quyết định nhân sự cho tương lai