Mối nguy từ Dự thảo Luật Căn cước

Link Video: https://youtu.be/CTM6PMIJ-4Q

Ngày 30/10, blog Lê Quốc Quân trên VOA có bài bình luận “Dự thảo Luật Căn cước: Chiếc lồng mới nguy hiểm”.

Tác giả cho biết, ngày 17/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 33/2023/UBTVQH15 bổ sung việc sửa đổi “Luật Công an Nhân dân” và “Luật Căn cước công dân” vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo đó, trong khoảng chục năm trở lại đây Bộ Công an chủ trì xây dựng rất nhiều bộ luật liên quan đến ngành công an, như: Sửa đổi, bổ sung như Luật Hình sự, Tố tụng Hình sự; Luật Cảnh vệ; Luật Cảnh sát cơ động; Luật An ninh cơ sở; Luật An ninh mạng; Luật An ninh quốc gia; Luật Xuất nhập cảnh; Luật Thi hành án…

Tác giả nhận xét, gấp gáp một cách đặc biệt, lần họp tháng 10 này, Bộ Công an lại đề nghị thông qua Luật Căn cước công dân sửa đổi. Theo đó, ngoài 2 trường dữ liệu, là nhóm máu và điện thoại di động, thì còn có cả thông tin sinh trắc học, gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói. Dự Luật này dự kiến sẽ được thông qua vào cuối kỳ họp này và có hiệu lực vào ngày 1/7 năm sau.

Tác giả cho rằng, bề ngoài, Luật Căn cước có vẻ tạo ra rất nhiều sự tiện dụng cho người dân, nhưng nhìn kỹ hơn, chúng ta thấy nó thực sự nguy hiểm cho tự do của con người, đồng thời chứa đựng rủi ro cho toàn bộ quốc gia.

Thậm chí, thay vì để kích thích phát triển kinh tế, dự luật sẽ là một khối đá “cực lớn” ngáng đường sự đi lên của toàn bộ nền kinh tế. Nó sẽ làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế chung, vì đây là chiếc lồng “nhốt” toàn bộ quá trình sáng tạo của nền kinh tế. Chắc chắn, những ý tưởng kinh tế mới về xoay quanh nguồn “tài nguyên” này sẽ bị chính Bộ Công an kiểm soát.

Theo tác giả, ở diễn đàn Quốc hội, Tướng Tô Lâm giải thích là “không theo dõi và không thể theo dõi”, về thắc mắc quanh việc thu thập “mống mắt” và “liệu căn cước gắn chíp, căn cước điện tử thì có bị theo dõi hay không?” 

Hình: Bài bình luận trên VOA

Nhưng rồi đây, tác giả bình luận, khi thực hiện các công việc hành chính, công dân sẽ phải xác thực điện tử và phải cài đặt VneID, là một ứng dụng của Bộ Công an phát triển cài trên điện thoại di động. Từ đó, Bộ Công an có thể theo dõi được bất cứ cá nhân nào, ở đâu, đang làm gì, miễn là họ cầm theo điện thoại.

Nếu như, để tiện dụng hơn, công dân lại cho phép ứng dụng VneID tiếp cận với micro và camera, thì nhà phát triển có thể cài đặt phần mềm để kích hoạt ứng dụng, và nghe được hoặc chụp lại tất cả mọi điều chúng ta trao đổi.

Tác giả nhận định, thông tin cá nhân là một loại tài sản quý giá trong nền kinh tế số. Việc Bộ Công an bắt buộc mọi người dân đưa rất nhiều thông tin vào trong Căn cước công dân, và lưu giữ tập trung tại Bộ, là một kiểu “tích lũy” tài sản số khổng lồ.

Nếu Dự luật này được thông qua, thì tài sản của 100 triệu dân Việt Nam với 26 trường dữ liệu sẽ là tài sản “của” Bộ Công an, lưu trữ tập trung tại cơ quan Công an và từ đó, nó được phân phối ra các bộ ngành khác sử dụng.

Ngoài ra, vẫn theo tác giả, không một hệ thống nào được coi là bảo mật tuyệt đối. Tác giả dẫn ý kiến của ông Hồ Trọng Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn Thông tin của VNPT cho biết: “Lộ lọt dữ liệu đang xảy ra ở mọi nơi, mọi quốc gia, mọi ngành, từ quân sự đến đời sống hằng ngày và không loại trừ bất cứ ai”.

Bởi vậy, khi quản lý tập trung tại Bộ Công an, thì khả năng bị mất dữ liệu càng cao. Không chỉ mất dữ liệu, mà vì Bộ Công an coi như là một cái “ao” để độc quyền phân phối dữ liệu cho các bộ ngành khác. Nếu nó bị tấn công hoặc bị nhiễm phần mềm độc hại, nó sẽ theo các “tuyến” lây lan sang tất cả các bộ ngành khác rất nhanh. Điều này sẽ gây ra tai hoạ chung cho toàn xã hội.

Tác giả đề nghị, các đại biểu Quốc hội phải mạnh dạn lên tiếng tranh luận ngay từ đầu, vì khi đã bấm nút thông qua, thì càng ngày càng phải im lặng, vì kẻ nắm được thông tin sẽ luôn là kẻ mạnh nhất.

Nhưng thiệt hại chung là nhân dân và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Hình: Quốc hội đang thảo luận về Dự luật Căn cước, chuẩn bị thông qua

Ý Nhi

>>> Tô “Rừng” để xổng cá gộc, “ngài” Bộ trưởng thừa bạo lực nhưng thiếu tính toán!

>>> Lại chuyện lãnh đạo Việt Nam háo danh, xài bằng giả để thăng tiến, bị bại lộ?

>>> Mỗi năm, Tô dùng 3.000 tỷ tiền dân để nuôi thành phần tay sai!

>>> Cảnh giác với chiêu trò “ngâm rồi ngậm” tiền quyên góp của Mặt trận Tổ quốc các cấp?

Sự ra đi của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Trung Quốc?