Nếu để mất Bộ Công an, có thể Tô sẽ cần 50 ha đất?

Thông tin ban đầu đưa ra, Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm 2 chức vụ, vừa là Chủ tịch nước vừa là Bộ trưởng Bộ Công an. Đây được xem là thắng lợi của Tô Lâm.

Tuy nhiên, ở thời điểm này, chính trường biến động khó lường. Trong ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, đã có biến chuyển xảy ra. Một tín hiệu bất lợi cho Tô Lâm xuất hiện, đó là, Quốc hội cho miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an của Tô Lâm. Điều này khác hoàn toàn với thông báo trước đó 2 ngày của ông Bùi Văn Cường – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Cách giành quyền lực của Tô Lâm đã khiến nhiều người khiếp sợ, điều này cũng đồng nghĩa với việc Tô Lâm gây thù chuốc oán với quá nhiều đồng chí trong Đảng.

Hiện nay, trong Bộ Chính trị, không còn ai tin tưởng Tô Lâm. Có thể nói, trong 16 uỷ viên Bộ Chính trị, thì 15 xem Tô Lâm là mối nguy. Điều này khiến bản thân Tô Lâm phải đối diện với mối nguy thực sự. Như vậy, Tô Lâm buộc phải giữ “thượng phương bảo kiếm” Bộ Công an, mới có thể tự cứu lấy mình, còn nếu để bị tước, thì xem như, số phận của Tô Lâm đã bị định đoạt.

Cuộc chiến tranh giành quyền lực mỗi ngày một khốc liệt hơn, Tô Lâm phải đối đầu với cả Bộ Chính trị, chứ không chỉ riêng thế lực nào. Bởi ai cũng sợ Tô Lâm tung quân điều tra sân sau và những khoản tiền nhận hối lộ của mình. Chính vì thế, sự thắng thế của Tô Lâm trên chính trường chỉ là nhất thời. Rất nhiều phe cánh đang nằm im chờ thời. Bất cứ khi nào, thế lực của Tô Lâm có dấu hiệu suy yếu, thì quân chống Tô sẽ nổi dậy rất đông. Lúc đó, Tô Lâm khó mà chống đỡ.

Tô Lâm đang ngồi ghế Chủ tịch nước, nhưng lại kiêm luôn chức Bộ trưởng Bộ Công an. Đây sẽ là mối nguy thường trực đối với bất kỳ quan chức nào. Tuy nhiên, hiện nay, Tổng Trọng lại nắm trong tay quá nửa số uỷ viên Bộ Chính trị. Một khi ông Trọng đã quyết tâm trừ khử Tô Lâm, để tránh hậu hoạ, thì ông sẽ làm được. Bởi điều này quyết định sinh mạng chính trị của ông.

Ngay cả Phạm Minh Chính, thời gian qua cũng im lặng quan sát và đợi thời cơ. Nếu ông Trọng ra tay triệt Tô Lâm, thì Phạm Minh Chính sẽ ngả về phe ông Trọng, để loại đối thủ nguy hiểm nhất.

Chủ tịch nước Tô Lâm không giống với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cũng không giống Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Hai người này hầu như không gây thù chuốc oán sâu sắc với các nhân vật khác trong Bộ Chính trị.

Chủ tịch nước Tô Lâm gần giống với Chủ tịch nước Trần Đại Quang hơn. Một số nhà quan sát đánh giá, kẻ thù của Trần Đại Quang tuy nhiều, nhưng cũng không nhiều như kẻ thù của Tô Lâm. Trần Đại Quang không xuống tay với đồng chí nhiều như Tô Lâm, đặc biệt, Trần Đại Quang chỉ mới manh nha âm mưu tạo phản, chứ chưa ra mặt tạo phản như Tô Lâm.

Do đó, khi Tô Lâm mất quyền kiểm soát Bộ Công an, thì Chủ tịch nước Tô Lâm gặp nguy hiểm hơn, so với Chủ  tịch nước Trần Đại Quang nhiều lần. Vậy mà, Trần Đại Quang còn bị “các đồng chí” của ông loại bỏ, bằng một cách thức tàn nhẫn. Nếu Tô Lâm cũng rơi vào tình thế tương tự, liệu có thoát khỏi nanh vuốt của đồng chí hay không?

Trần Đại Quang đã phải nằm lại vĩnh viễn tại mảnh đất rộng gần 50ha. Các đời Chủ tịch sau ông thì may mắn hơn, họ chỉ bị mất chức chứ không mất mạng. Còn Tô Lâm, nếu để vuột mất Bộ Công an, thì nên chuẩn bị 50 ha đất đi là vừa.

Thế của Tô Lâm hiện nay là, nếu không thịt người khác, thì sẽ bị thịt bởi bàn tay của các “đồng chỉ”.

Vậy thì, ở vào tình thế hiện nay, nếu vẫn muốn giành quyền lực, ông Tô Lâm chỉ còn cách manh động, tàn bạo, bất chấp, bất tuân luật lệ, phản kháng đến cùng. Tuy nhiên, hậu quả của việc này sẽ rất khủng khiếp, thậm chí, có thể vượt tầm kiểm soát.

Cuộc chiến cung đình đang mỗi ngày một thêm khốc liệt. Đã đến lúc, các thế lực trong Đảng đánh nhau không thèm che giấu nữa, ngày một công khai hơn. Càng về sau, phim sẽ càng hay và kịch tính.

Đợi xem!

Ý Nhi – Thoibao.de