Ngồi ghế Chủ tịch nước, Tô vất vả chiến đấu để thoát “bóng ma” Trần Đại Quang!

 

Ông Tô Lâm thì đã yên vị tại ghế Chủ tịch nước, nhưng chức Bộ trưởng Bộ Công an do ông để lại, thì vẫn chưa chọn được người.

Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ Đảng rối ren hơn bao giờ hết. Cứ mỗi lần có ghế trống, thì các phe phái lại phải tốn rất nhiều công sức để đấu đá nhau giành ghế. Ghế Chủ tịch nước phải gần 2 tháng mới chọn được người, tiếp đến là ghế Bộ trưởng Bộ Công an.

Thường thì người ngồi ghế Chủ tịch nước không có gì để đặt điều kiện với phe khác, nhưng với Tô Lâm lại khác. Ông vẫn đang đấu ngang ngửa với phần còn lại trong Bộ Chính trị. Điều đó cho thấy, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ không như các chủ tịch nước khác, ông có quyền uy đáng kể, mặc dù đã không còn giữ chức Bộ trưởng Công an nữa.

Sức mạnh mà Tô Lâm đang có, được xây bằng các mối thù giữa ông và các đồng chí của ông. Sức mạnh của Tô Lâm là sức mạnh tàn phá và uy hiếp, buộc đối thủ phải vâng lời, nếu không muốn bị tiêu diệt. Tô Lâm hoàn toàn không có khả năng thuyết phục người khác, để lôi kéo đồng minh. Chính vì thế, trong mắt các nhân vật lớn hiện nay, Tô Lâm hiện lên như là một người nguy hiểm và đáng sợ.

Một khi tạo sức mạnh bằng cách chất thêm thù oán, thì cái ghế mà Tô Lâm đang ngồi, sẽ luôn chực chờ nguy hiểm. Để bảo vệ chính mình, Tô Lâm chỉ có thể trở nên mạnh hơn họ, chứ không còn con đường nào khác. Nếu không có thực quyền, có thể, các “đồng chí” lại dành cho Tô Lâm một số phận như Trần Đại Quang.

Cuộc chiến tại Bộ Công an là cuộc chiến mang tính sống còn, đối với sự nghiệp chính trị của Tô Lâm. Nếu điều khiển được Bộ Công an thông qua đồ đệ, thì Tô Lâm có đủ sức mạnh để tranh đoạt chức Tổng Bí thư. Thậm chí, Tô Lâm còn có lợi thế hơn Phạm Minh Chính, vì nắm được hồ sơ đen của ông Chính. Ngược lại, nếu để vuột mất Bộ Công an vào tay kẻ khác, thì kẻ thù sẽ tận dụng cơ hội này để ra tay với Tô Lâm. Phạm Minh Chính là người rất giỏi tung đòn đánh lén, và ông đã đánh lén thành công một lần với Tô Lâm.

Bóng ma “Trần Đại Quang” vẫn đang lởn vởn. Muốn hiểu “bóng ma” mang nghĩa huyền bí cũng được, mà hiểu “bóng ma” theo nghĩa là cái “dớp” cũ do Trần Đại Quang để lại cũng đúng. Kể từ khi Trần Đại Quang chết, 3 chủ tịch nước tiếp theo đều gặp vấn đề, bằng cách này hay cách khác. Ông Nguyễn Phú Trọng thì suýt chết ở Kiên Giang, ngay vào lúc mà thế và lực của ông trên chính trường mạnh nhất. Còn 2 đời chủ tịch nước sau đó đều bị rơi khỏi ghế, chỉ trong thời gian ngắn.

Trong 4 đời chủ tịch nước sau Trần Đại Quang, không ai có lối đi giống ông bằng ông Tô Lâm. Cũng từng là Bộ trưởng Bộ Công an trước khi trở thành Chủ tịch nước; cũng là người gây thù chuốc oán với rất nhiều “đồng chí”, và cũng từng có âm mưu tạo phản. Trần Đại Quang được cho là chỉ mới trong giai đoạn ủ mưu, còn Tô Lâm thì đã bộc lộ âm mưu, và đã thành công khiến cho 2 đệ ruột của ông Tổng bị rụng, và Ban Bí thư bị bắn. Giờ đây, Tổng Trọng phải rất vất vả để kiềm chế bằng được “con ngựa chứng” Tô Lâm.

Việc của Tô Lâm cần phải làm là giành cho bằng được ghế Bộ trưởng Bộ Công an về cho đàn em Hưng Yên, nếu thành công cài luôn Nguyễn Duy Ngọc vào ghế Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, thì may ra, Tô Lâm mới thoát được “bóng ma” Trần Đại Quang. Tuy nhiên, ông cũng chỉ có thể thoát được lối mòn do Trần Đại Quang để lại. Còn nếu thực sự có “bóng ma” theo nghĩa huyền bí, thì Tô Lâm chỉ có thể… cầu trời.

Tô Lâm là Tướng Công an có nhiều tội ác với nhân dân, trong đó, nổi bật là vụ Đồng Tâm. Đây là vụ án cho thấy mức độ tàn ác của cựu Bộ trưởng này.

Với bản chất như thế, giả sử, Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư, thì ngay trong Đảng cũng xảy ra tình trạng thanh trừng khốc liệt. Bởi nếu Tô Lâm lên “ngôi chí tôn”, thì tội ác cũng sẽ được dịp lên ngôi.

Nhiều ý kiến đánh giá, Tô Lâm tàn ác hơn Nguyễn Phú Trọng.

 

Hoàng Phúc-Thoibao.de