Vì sao ghế của Tô Đại đang “rung lắc mạnh”, liên quan gì tới Bộ Quốc phòng?

Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang ở vào tình thế “thập diện mai phục”, đó là điều khẳng định của giới phân tích. Đồng thời, không quá sớm để có thể khẳng định, cuộc đảo chính “không tiếng súng” của Tô Lâm sẽ phải sớm chấm dứt.

Tương lai và số phận chính trị của ông Tô Lâm, về cơ bản, sẽ được quyết định sau kỳ họp thường niên lần thứ 7 của Quốc hội khóa 15, sẽ khai mạc ngày 20/5. Bởi kỳ họp này có một nội dung quan trọng là bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Trước kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Trung ương 9 của Đảng sẽ khai mạc vào sáng 16/5, cũng để thông qua phương án nhân sự cấp cao, theo nguyên tắc “Đảng cử Quốc hội bầu”.

Với giới hạn tuổi không được quá 65 khi tham gia Bộ Chính trị, nên muốn giành được trường hợp ngoại lệ, thì bắt buộc, Tô Lâm phải lọt vào “Tứ trụ”, để được ở lại cuộc đua vào vị trí Tổng Bí thư tại Đại hội 14. Tuy nhiên, trong những ngày này, mạng xã hội đã loan truyền hàng loạt tin xấu, thậm chí là rất xấu, có thể ảnh hưởng tới tương lai chính trị của ông Tô Lâm.

Trước hết, sáng 12/5, xuất hiện tin Trung tướng Đỗ Văn Hoành – nguyên Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an, đã bị bắt giam vì nhận 5 triệu USD của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà “trùm” Trương Mỹ Lan.

Ông Hoành bị cho là đã về hưu từ đầu tháng 2/2024, nhưng cách đây hơn 2 tháng, Thoibao.de đã đưa tin, ông đang bị điều tra. Đến nay, nguồn tin mới xác nhận, ông Hoành đang bị tạm giam tại trại giam B14 của Bộ Công an. Tại sao lại thực hiện lệnh khởi tố, bắt giam Tướng Hoành, tại thời điểm nhạy cảm này – đây là điều mà công luận thắc mắc.

Chưa hết, thông tin Ban Giám đốc Công an Lạng Sơn đã bị bắt trọn ổ, với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. Theo đó, một nguồn tin nội bộ từ Hà Nội, đã tiết lộ với thoibao.de:

“Ban Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đã bị bắt hết, từ Giám đốc đến các Phó Giám đốc và Trưởng phòng… với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc, nhưng khi công bố sẽ nói là can tội buôn lậu.”

Theo giới quan sát, dưới thời Bộ trưởng Công an Tô Lâm, việc sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo trong ngành công an, từ cấp giám đốc, cục trưởng, hoặc tương đương, đều do Tô Lâm quyết định. Do đó, nếu để xảy ra việc Ban Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn, toàn bộ bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc, thì Tô Lâm phải chịu trách nhiệm, trong cương vị người đứng đầu.

Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng loan truyền các tài liệu, tiết lộ những bí mật động trời của Công ty Cổ phần Xuân Cầu Holdings – một Tập đoàn thuộc sở hữu của nhà họ Tô ở Hưng Yên, là sân sau của Tô Bộ trưởng.

Nghiêm trọng hơn, bài báo “Tập đoàn Xuân Cầu và các đại dự án hàng chục ngàn tỷ” của nhà báo Hồng Ngọc, đăng trên báo Tiếng Dân mới đây, đã tiết lộ:

“Hiện CityLand [một sân sau của cố Đại tướng Phùng Quang Thanh] đang là chủ dự án CityLand Luxury Villas Mễ Trì, với tổng số vốn đầu tư 1.750 tỉ đồng, trên lô đất 6 hecta tại Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Nguồn gốc đất đến từ Dự án của VOV và thu hồi của dân, đền bù với giá rẻ mạt, gây khiếu kiện kéo dài.”

Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) – ông Đỗ Tiến Sỹ, là Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên. Ông Sỹ cũng là đồng hương “nhãn lồng” – một nhân vật được cho là đàn em thân cận của Bộ trưởng Công an. Việc VOV để cho một tập đoàn sân sau của Tướng Phùng Quang Thanh – một lãnh đạo đầy tai tiếng, kinh doanh bất động sản trên đất của VOV, là một điều hết sức bất thường và nghiêm trọng. Chắc chắn, việc này có liên quan đến Tô Lâm.

Tác giả Hồng Ngọc cũng cho biết: “Mới đây, hôm 2/5, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình ra quyết định, chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi, cho liên danh giữa Công ty Cổ phần Xuân Cầu Holdings với Công ty Đầu tư Địa ốc CityLand. Diện tích phê duyệt là 60,3 hecta, tổng vốn 5.500 tỉ đồng. Trong đó Xuân Cầu góp 85% vốn, CityLand góp 15%.”

Nghĩa là, công ty của gia đình họ Tô đã liên doanh với công ty CityLand, vốn là sân sau của một tướng quân đội. Trong liên doanh này, vốn góp của nhà họ Tô hoàn toàn áp đảo, lên đến 85%.

Công luận nhận xét, từ đầu cuộc chiến phe phái đến nay, quân đội đứng ngoài mọi tranh chấp. Nhưng nay, có dấu hiệu họ đã bắt đầu vào cuộc, hoặc bị kéo vào cuộc, và Bộ Quốc phòng sẽ “lật lại hồ sơ” đối với ông Tô Lâm. Không hiểu, hàng loạt thông tin vừa kể, liệu có phải là những bí mật do bên quân đội tung ra hay không?

Xin nhắc lại, nếu Bộ Chính trị đồng thuận ra một Nghị quyết, giao cho Cơ quan Điều tra của Bộ Quốc phòng, kết hợp với Cơ quan Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương, điều tra về Tô Lâm, thì số phận của ông sẽ được định đoạt ngay lập tức./.

Chúng ta hãy chờ xem!./.

 

Trà My – Thoibao.de