Vì sao Tổng Chủ “đạp đổ” tất cả, để vô hiệu hóa Tô Đại, nhưng hết sức khó khăn?

Theo thông cáo báo chí của Hội nghị Trung ương 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội, và Bộ trưởng Công an Tô Lâm được giới thiệu vào chức Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, trong ngày 20/5, Quốc hội đã hoàn tất việc bầu Chủ tịch Quốc hội, với kết quả, ông Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội với số phiếu tuyệt đối – 475/475 (100%). Đồng thời, ông Mẫn đã hoàn tất thủ tục tuyên thệ theo quy định.

Đáng chú ý hơn, theo thông cáo ban đầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 22/5, Quốc hội mới thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước, cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021 – 2025. Nhưng ngay sau đó, lại có thông báo điều chỉnh thời gian. Cụ thể, cuối giờ chiều 21/5, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước.

Những diễn biến “thay đi đổi lại” lịch trình như vậy, theo giới quan sát, là những biểu hiện rất không bình thường. Trong khi, dư luận đồn đoán rằng, “ông Tô Lâm chịu sức ép của tập thể Bộ Chính trị, buộc phải rời ghế Bộ trưởng Công an đầy quyền lực, để ngồi vào ghế Chủ tịch nước”.

Đây là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản, và có nhiều dấu hiệu rất đáng ngờ. Trước đó, ngày 20/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã cho biết, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa 13, Ban lãnh đạo cấp cao của Đảng chưa giới thiệu nhân sự, để bổ nhiệm thay thế Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Vì thế, “tại kỳ họp này chưa phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an”.

Thông tin từ Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường kể trên, có nghĩa là, tân Chủ tịch nước ông Tô Lâm “1 mông ngồi 2 ghế”: Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Công an. Điều mà giới chuyên gia khẳng định là không được phép vì vi Hiến.

Nguy hiểm hơn, có những ý kiến cho rằng, nếu không có gì thay đổi vào phút chót, Đại tướng Tô Lâm sẽ là nguyên thủ quốc gia đầu tiên, nắm thực quyền “thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân”, bao gồm Quân đội, Công an và Dân quân tự vệ, được quy định ở Điều 88 – Hiến pháp 2013. Điều đó có nghĩa là, Chủ tịch nước Tô Lâm chính thức trở thành “đối trọng” trực tiếp của Tổng Trọng, trên cương vị Bí thư Quân uỷ Trung ương.

Đây đều là những điều hết sức bất thường. Chưa bao giờ, bàn cờ chính trị Việt Nam – vốn được tổ chức theo mô hình kim tự tháp, với nền tảng “tập trung dân chủ” – cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối chỉ thị của cấp trên. Do đó, nếu để sự bất cập như vừa kể được thừa nhận, sẽ đưa Đảng Cộng sản Việt Nam vào một giai đoạn khủng hoảng mới – trầm trọng và khốc liệt hơn – bởi lãnh đạo cấp cao của Đảng sẽ không ai chịu ai.

Theo giới thạo tin, tại Hội nghị Trung ương 9, Ủy viên Bộ Chính trị – Đại tướng Tô Lâm có nhiều dấu hiệu cho thấy, ông sẽ từ chối chức Chủ tịch nước, một chiếc ghế được cho là có “dớp” và đầy rủi ro. Tô Lâm yêu cầu, trong danh sách bầu bổ sung thành viên cho Ban Bí thư, phải có tên các Thứ trưởng Bộ Công an – Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc. Tuy nhiên, điều này đã bị Bộ Chính trị bác bỏ. Song, Tô Lâm dứt khoát vẫn không chịu và tuyên bố, Nếu người của Bộ Công an không được bổ sung vào Ban Bí thư, thì người của những phe cánh khác cũng không thể vào”.

Đó là lý do vì sao, tại Hội nghị Trung ương 9, nhiệm vụ bổ sung thành viên cho Ban Bí thư đã thất bại. Điều đó càng gây thêm khó khăn lớn hơn, và kéo theo hàng loạt hệ lụy, tạo ra sự khủng hoảng, thiếu nhân sự cho các vị trí quan trọng cần bổ sung. Thậm chí tờ trình xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương về “Danh sách quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14”, đã bị ách lại và không được thông qua.

Kết quả của Hội nghị Trung ương 9, bị đánh giá là thất bại toàn tập. Vì 4 nội dung quan trọng nhất của Hội nghị đã không đạt được sự đồng thuận, dẫn đến tuyên bố “khó hiểu” của Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường.

Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 9 kết thúc, từ sáng sớm 18/5, Tổng Trọng đã phải triệu tập một cuộc họp trong phạm vi rất hẹp, ở mức gọi là “Thường vụ Bộ Chính trị”, để xử lý vấn đề của Tô Lâm. Điều đó đã cho thấy, Tô Lâm vẫn rất ngoan cố chống cự quyết liệt, dù rằng bị đẩy vào tình thế mọi quyền lực đã bị nhốt vào lồng.

Việc Quốc hội Việt Nam thay đổi liên tục lịch trình bầu bổ sung chức vụ Chủ tịch nước, đã cho thấy, nhiều khả năng, Tổng Trọng và phe cánh đã tìm ra lối thoát. Và số phận của ông Tô Lâm nhiều khả năng đã được định đoạt./.

 

Trà My – Thoibao.de