Buộc phải lùi bước trước phe Nghệ Tĩnh, phải chăng Tô Đại đang “lực bất tòng tâm”?

Sự bành trướng thế lực của Chủ tịch Tô Lâm và Bộ Công an nhanh chóng tới mức khó lý giải. Từ một cựu Bộ trưởng Công an, chưa có thứ bậc đáng kể, chỉ trong vòng thời gian hơn 6 tháng, ông Tô Lâm đã nhanh chóng trở thành nhân vật số 2 trong Đảng.

Sau khi Tổng Trọng qua đời, Tô Lâm đã trở thành nhân vật số 1, đứng đầu bộ máy Đảng và nhà nước. Quyết tâm của ông Tô Lâm là sẽ bằng mọi giá, phải chiếm bằng được ghế Tổng Bí thư.

Hơn thế nữa, ông Tô Lâm đang có tham vọng kiêm nhiệm cả Chủ tịch nước và Tổng Bí thư, theo mô hình “nhất thể hóa”, trở thành nhân vật giữ quyền lực tuyệt đối của Đảng.

Theo giới quan sát, trong cuộc chiến giành ghế Tổng Bí thư hiện nay, Tô Lâm đang nắm thế thượng phong, nhờ kho tàng thư các vụ “nhúng chàm” của tất cả các quan chức. Với ưu thế đó, Tô Lâm có khả năng muốn trảm ai, thì người đó sẽ bị tống vô lò.

Tô Lâm có ý đồ đánh sập hệ thống quyền lực của 2 phe Nghệ An và Hà Tĩnh, do có liên quan đến Tổng Trọng.

Ngày 29/7, Bộ Công an cho hay, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng bị bắt tạm giam về hành vi đánh bạc. Trước đó không lâu, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đối với ông Hồ Đại Dũng. Được biết, ông Hồ Đại Dũng sinh năm 1972, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Chi tiết vừa kể cho thấy, kế hoạch “tảo thanh” phe Nghệ Tĩnh của ông Tô Lâm vẫn tiến hành. Tuy nhiên, theo giới quan sát, dường như kế hoạch này đang có dấu hiệu chững lại.

Cách đây chưa lâu, nguồn tin nội bộ cho biết, Bộ Công an đã chuẩn bị kế hoạch “bứng” một loạt lãnh đạo cấp cao, là các uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Trung ương Đảng, như: Trần Cẩm Tú – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phan Đình Trạc – Trưởng ban Nội chính Trung ương; các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy.

Tuy nhiên, thông tin mới nhất lại cho biết, các lãnh đạo cao cấp của phe Nghệ Tĩnh vẫn thường xuyên có mặt trong các cuộc họp có sự hiện diện của ông Tô Lâm, như Hội nghị Quân ủy Trung ương, hay mới nhất là Hội nghị Cải cách Tư pháp Trung ương ngày 31/7.

Nay có tin đồn, Trần Hồng Hà có thể thoát nạn. Trước đây chưa lâu, giới thạo tin từng khẳng định, việc khởi tố bắt giam ông Trần Hồng Hà là điều chắc chắn. Vấn đề chỉ là thời gian. Do ông Hà đã có hàng loạt sai phạm rất nghiêm trọng, trong việc quản lý tài nguyên, đất đai.

Ngoài ra, ông Hà còn phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc Công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường, tại các tỉnh Bắc Trung bộ, cũng như, để người Trung Quốc thâu tóm đất đai ở Việt nam. Nhưng do được Tổng Trọng che chắn và bảo kê, nên Trần Hồng Hà đã thoát tội.

Tuy nhiên, Bộ Chính trị ngày 18/7 đã phân công ông Tô Lâm chủ trì công việc của Đảng. Chủ tịch Tô Lâm sẽ phải thực hiện nhiệm vụ, tuân theo sự thống nhất ý kiến của tập thể Bộ Chính trị.

Cụ thể, nếu muốn xử lý các nhân sự do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thì phải có sự đồng thuận theo Nghị quyết của tập thể Bộ Chính trị. Đây có lẽ là lý do, ông Tô Lâm và Bộ Công an không dám tự tung tự tác, “tiền trảm, hậu tấu”, như thời Tổng Trọng còn sống.

Sức mạnh của ông Tô Lâm và Bộ Công an do đó đã giảm sút rõ rệt, nhất là khi ông Tô Lâm và phe cánh chỉ nắm số phiếu thiểu số trong các tổ chức cấp cao của Đảng.

 

Trà My – Thoibao.de