Bộ trưởng Hùng “hả hê“ – Facebook xóa triệu tài khoản mỗi ngày

Facebook đang chịu áp lực ngày càng tăng để hạn chế sự lan truyền của thông tin giả trên mang xã hội.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg kêu gọi nên có thêm quy định về nội dung trực tuyến độc hại, nói rằng quyết định điều gì được xem là tự do phát biểu không phải là vai trò của các công ty như Facebook.

Zuckerberg đưa ra kêu gọi này trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
Những công ty truyền thông xã hội khổng lồ như Facebook đang chịu áp lực ngày càng tăng là phải ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch.
Đặc biệt, Facebook bị chỉ trích vì chính sách quảng cáo chính trị.

Công ty Facebook đã phải đưa ra các chính sách mới cho quảng cáo chính trị tại Mỹ vào năm 2018 và trên toàn cầu vào năm sau.
Các quy tắc này yêu cầu quảng cáo chính trị phải cho thấy tên người trả tiền quảng cáo và một bản sao của quảng cáo được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm công khai trong vòng bảy năm.
Nhưng tuần này Facebook cho biết sẽ không bao gồm các bài đăng chính trị được tài trợ bởi các ngôi sao truyền thông xã hội trong cơ sở dữ liệu của mình. Và bài viết của các chính trị gia không phải lúc nào cũng được kiểm tra xem các tuyên bố có đúng hay không, như một phần của chính sách tự do ngôn luận của công ty.

Tại hội nghị, ông nói ông ủng hộ việc kiểm soát: “Chúng tôi không muốn các công ty tư nhân đưa ra nhiều quyết định về cách cân bằng công bằng xã hội mà không có một quá trình dân chủ hơn,” Zukerburg nói.

Trích dẫn từ Trung Quốc, ông Zuckerberg cũng cảnh báo sự kiểm soát quá mức có thể tạo nguy cơ kìm hãm biểu hiện cá nhân.

Người sáng lập Facebook kêu gọi các chính phủ đưa ra một hệ thống quản lý mới cho truyền thông xã hội, đề nghị quản lý này nên là một sự pha trộn của các quy tắc hiện có cho các công ty viễn thông và truyền thông.

Trong trường hợp không có loại quy định đó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức mình“, ông nói.
Nhưng tôi thực sự suy nghĩ về rất nhiều những vấn đề được nêu ra để cố gắng cân bằng những công bằng xã hội khác nhau, nó không chỉ là vấn đề đưa ra câu trả lời đúng, mà là đưa ra một câu trả lời mà xã hội cho là hợp pháp.”

Ông Zuckerberg cũng thừa nhận Facebook chậm chạp khi nhận ra sự phát triển của các “chiến dịch thông tin” trực tuyến phối hợp của các tài khoản của nhà nước như của Nga.

Ông nói thêm rằng các tài khoản bất lương cũng đang trở nên tốt hơn trong việc che dấu tung tích của họ bằng cách che giấu địa chỉ IP của người dùng.

Để giải quyết vấn đề này, ông Zuckerberg cho biết Facebook có một đội ngũ gồm 35.000 người đang xem xét nội dung và bảo mật trên nền tảng này. Với sự hỗ trợ từ AI(trí tuệ nhân tạo), ông cho biết hơn một triệu tài khoản giả bị xóa mỗi ngày.

Doanh nhân Lê Hoài Anh và nhà hoạt động Hoàng Dũng là hai trong số hàng chục ‘dân oan Facebook’, thường xuyên rơi vào tình trạng mất ‘nhà ảo’ – tức là bị khóa Facebook

Ngân sách của chúng tôi [để xem xét nội dung] ngày nay lớn hơn toàn bộ doanh thu của công ty khi chúng tôi bắt đầu bán chứng khoán vào năm 2012, khi mới có một tỷ người dùng,” ông nói.
Trong thời gian ở châu Âu, Zuckerberg dự định sẽ gặp các chính trị gia ở Munich và Brussels để thảo luận về thực hành dữ liệu, quy định và cải cách thuế.
Bất chấp phản ứng dữ dội của công chúng về các vấn đề như quảng cáo chính trị, Facebook cho biết số lượng người dùng những ứng dụng của họ – Facebook, Messenger, Whatsapp và Instagram – vẫn tiếp tục gia tăng.
Đầu tháng này, Whatsapp tuyên bố rằng khoảng hai tỷ người trên toàn thế giới, hơn một phần tư dân số thế giới, sử dụng app này.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng nói Facebook đang ngày càng trở thành công cụ để Việt Nam săn lùng và bắt giữ những người bày tỏ chính kiến ôn hòa. Trong thông cáo phát đi sáng 16/1/2020, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) cho hay chính quyền Việt Nam đã đẩy mạnh một cuộc đàn áp trên toàn quốc qua các vụ bắt giữ và kiểm duyệt mạng xã hội, để ngăn chặn dân chúng tranh luận công khai về vụ Đồng Tâm.

Cuộc tấn công nhắm vào những chỉ trích ôn hòa sau vụ đụng độ tuần trước giữa cảnh sát và dân Đồng Tâm, xuất phát từ tranh chấp đất đai, khiến bốn người thiệt mạng và làm bùng lên sự phẫn nộ khắp cả nước,” thông cáo viết.
Những nỗ lực mạnh tay của chính phủ Việt Nam nhằm kiểm duyệt các cuộc thảo luận về vụ việc này là ví dụ mới nhất trong chiến dịch khẳng định quyền kiểm soát nội dung trực tuyến,” ông Nicholas Bequelin, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.
Đây là một cuộc tấn công không thể chấp nhận được đối với quyền tự do ngôn luận và rõ ràng là một nỗ lực để dập tắt bất đồng chính kiến,” thông cáo viết.
Trong tuần qua, ba nhà hoạt động đã bị bắt liên quan đến các bài đăng trên Facebook về tranh chấp ở Đồng Tâm, trong khi hàng chục người dùng Facebook nói rằng hoạt động của họ bị hạn chế.
Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế nhắc lại vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm rạng sáng 9/1, khi chính quyền đưa hàng ngàn cảnh sát vào thôn Hoành và đụng độ dữ dội với dân làng, khiến ông Lê Đình Kình, lãnh đạo tinh thần của làng Hoành, người luôn khẳng định công khai sẽ giữ đất đến cùng, và ba cảnh sát tử vong.

Facebook Chương May Mắn ở Cần Thơ bị bắt vì liên quan đưa tin vụ Đồng Tâm trong giai đoạn Bộ Công an tổ chức cho 3000 quân đặc nhiệm tấn công vào làng Đồng Tâm

Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận thấy đã có sự gia tăng đáng kể các vụ đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam trên mạng xã hội sau vụ Đồng Tâm.

Một số người dùng Facebook cho biết họ nhận được thông báo sau: “Do yêu cầu pháp lý ở quốc gia của bạn, chúng tôi đã hạn chế quyền truy cập vào hồ sơ của bạn trên Facebook. Những người khác ở quốc gia của bạn không thể xem hồ sơ của bạn và có thể không tương tác với bạn qua Messenger,” thông cáo viết.
Những hạn chế này có khả năng là do chính quyền Việt Nam tăng cường lực lượng cảnh sát mạng gửi báo cáo vi phạm cho Facebook. Báo chí Việt nam thừa nhận có lực lượng quân đội mạng gọi là Dư luận viên lên tới 10.000 người.
Kênh YouTube của Đài Á châu Tự do (RFA), có nửa triệu người đăng ký, cũng bị Youtube trừng phạt do ‘vi phạm nguyên tắc cộng đồng’ khiến RFA không thể đăng tải các video lên trong hai ngày.
Amnesty nhắc lại việc Việt Nam đã khen Google và Youtube tuân thủ tốt các yêu cầu dỡ bỏ nội dung vi phạm. Đồng thời tuyên bố ‘đã hết kiên nhẫn với Facebook’ do ‘chậm chạp, tắc trách…’, đặc biệt trong vụ Đồng Tâm.
Chính quyền Việt Nam muốn bịt miệng các thảo luận công khai về những gì đã xảy ra ở Đông Tâm và cố gắng tránh để nó trở thành một điểm nhấn khác cho sự bất mãn tràn lan trong xã hội,” ông Nicholas Bequelin nói.

Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Việt Nam hôm 11/1 đưa tin cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông đã trực tiếp gọi điện cho đại diện Facebook và tuyên bố: Đã đến lúc Việt Nam không còn kiên nhẫn với Facebook nếu Facebook tiếp tục không tuân thủ luật pháp Việt Nam như họ đã cam kết.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết Facebook đã phản ứng rất chậm, quan liêu và làm theo ý mình trong việc đáp ứng yêu cầu của chính phủ Việt Nam gỡ bỏ các nội dung được coi là vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, kích động bạo lực.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nói vụ việc chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm đã bị một số đối tượng lợi dụng đưa thông tin sai sự thật, thông tin bóp méo nhằm kích động người dân hiểu sai về sự việc gây hoang mang dư luận, thông tin kích động chống đối chính quyền trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook.
Giới chức Việt Nam đồng thời khen ngợi YouTube (Google) đã hợp tác, “ngăn chặn, gỡ bỏ và rút ngắn thời gian từ khi cơ quan nhà nước Việt Nam gửi yêu cầu đến khi gỡ bỏ các vi phạm”.
Khi nói về vụ Đồng Tâm được lan truyền trên Facebook, Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: “Với vụ việc chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm có những video livestream (phát trực tiếp) dài đến vài tiếng đồng hồ, kêu gọi bạo lực, nhưng họ vẫn làm theo quy trình cũ là dịch toàn bộ sang tiếng Anh sau đó đưa đi thẩm định thường từ 2 đến 3 ngày…

Hồi tháng 6 vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Google đã hợp tác tích cực với bộ này trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ những video clip xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của Bộ. Cụ thể, trong gần 2 năm qua, Google đã gỡ bỏ gần 8.000 clip xấu độc, đáp ứng 90% yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Như vậy, với những vụ việc khẩn cấp, nghiêm trọng như Đồng Tâm, việc vẫn áp dụng cách làm quan liêu không phù hợp, góp phần dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, để các đối tượng xấu phát tán các thông tin sai sự thật, kích động, khiến nhiều người hiểu sai”.
Vụ công an tấn công vào xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1 vừa qua liên quan đến một khu đất tranh chấp giữa người dân và chính quyền. Người dân Đồng Tâm cho rằng khu đất là đất canh tác trong khi chính quyền khẳng định đó là đất quốc phòng. Vụ đụng độ đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 1 dân thường và 3 công an.
Những thông tin về vụ đụng độ hiện tại chủ yếu đến từ truyền thông trong nước và trang mạng xã hội. Các phóng viên nước ngoài đã đề nghị được tiếp cận hiện trường nhưng Bộ Ngoại giao mới chỉ hứa sẽ xem xét.

Cảnh sát cơ động VN nã đạn vào nhà dân Đồng Tâm giết chết ông Lê Đình Kình

Facebook nói xin lỗi vì “lỗi kỹ thuật” gây ra sai sót trong việc dịch tên ông Tập Cận Bình ‘Hố Phân’. Lỗi này xảy ra trong ngày thứ hai của chuyến thăm Myanmar nơi ông Tập và cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi đã ký hàng chục thỏa thuận bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ do Bắc Kinh tài trợ.

Facebook vào hôm 18/1/2020 cho biết họ đã phải rà soát lại xem làm thế nào tên nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện bằng tiếng Anh là “Mr Shithole” (Ông Hố Phân) trong các post đăng trên Facebook khi dịch từ tiếng Miến Điện sang tiếng Anh.
Facebook nói xin lỗi vì bất kỳ điều xúc phạm nào xảy ra và nói rằng vấn đề đã được khắc phục.

Một tuyên bố về chuyến thăm được công bố trên trang Facebook chính thức của bà Suu Kyi đã tràn ngập các lỗi về “Mr Shithole” khi được dịch sang tiếng Anh.
Tên của ông Tập xuất hiện trong tạp chí tin nội địa của Miến Điện là tờ Irrawaddy với tựa bài là “Bữa tối chiêu đãi chủ tịch hố phân“.
Tên ông được hiện ra với nội dung “ông Hố phân” trên các post được chia sẻ tại các tài khoản chính thức của bà Suu Kyi và văn phòng của bà.
Lỗi dịch thuật xuất hiện trên trang Facebook chính thức của văn phòng Cố vấn Nhà nước Myanmar

Các thử nghiệm dịch thuật về những từ tương tự, bắt đầu bằng “xi” và “shi” trong tiếng Miến cũng cho ra chữ “hố phân”, Facebook giải thích.

Việt Nam là một đất nước vẫn nằm dưới sự cai trị của Đảng cộng sản độc tài, ở đây không có tự do bầu cử và tự do báo chí. Thiếu vắng sự tự do biểu đạt đạt cùng những quyền căn bản khác của con người. Họ chỉ được hưởng quyền còng lưng đóng các loại thuế, phí chồng chất để nuôi bộ máy hàng triệu công an và quân đội, sẵn sàng ra tay đàn áp, nhả đạn vào người dân nào dám lên tiếng cho sự thật.


Nhưng chính sự bưng bít, cấm đoàn đó là điều hết sức nguy hiểm, khi cả nước bị dồn nén, sẽ tới lúc bùng nổ và chính những kẻ cường quyền đàn áp nhân dân sẽ tự chuốc lấy mọi hậu quả căm hờn từ hàng triệu người dân Việt Nam.

Hoàng Lan từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)