Mỹ chỉ trích Trung Quốc tại hội nghị ASEAN – Nguyễn Phú Trọng im lặng

https://www.youtube.com/watch?v=Yes4TFvxSeQ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/4 nói với các đối tác Đông Nam Á là Trung Quốc lợi dụng việc thế giới đang bận rộn với đại dịch virus Cúm Vũ Hán để đẩy mạnh những tham vọng lãnh thổ tại Biển.

Ông Pompeo đưa ra cáo buộc này trong một hội nghị qua video với Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á.

Những tuyên bố mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông chồng chéo với những đòi hỏi của các nước thành viên ASEAN như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Indonesia và bị Wasington phản đối. Hoa Kỳ có sự hiện diện hải quân một cách tích cực tại Thái Bình Dương.

“Bắc Kinh đã lợi dụng việc các nước đang chú trọng đến đại dịch để đơn phương loan báo thành lập những quận mới tại các quần đảo và các khu vực trên biển, đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam trước đây trong tháng, và lập những “trạm nghiên cứu” trên Đá Chữ Thập và Đá Subi,” ông Pompeo nói.

Ông cũng cáo buộc Trung Quốc đưa các tàu chiến đến vùng này để đe dọa các nước đòi chủ quyền khác trong việc khai thác dầu khí ngoài biển khơi.

Hầu hết các bộ trưởng tham gia đều chú trọng đến các vấn đề y tế, kinh tế và xã hội do Cúm Vũ Hán, một chứng bệnh do virus gây ra.

“Các Bộ trưởng Ngoại giao trao đổi quan điểm về tình hình dịch bệnh Cúm Vũ Hán tại nước họ, cũng như tin tức và những cách thức tốt nhất đối phó với virus bùng phát trên viễn ảnh y tế công cộng,” Singapore nói. “Các Bộ trưởng ghi nhận về ảnh hưởng xã hội-kinh tế nghiêm trọng của Cúm Vũ Hán và Hoa Kỳ cùng làm việc chặt chẽ về một khuynh hướng tiến về phía trước để giải quyết việc hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Ông Pompeo cám ơn Việt Nam, Malaysia và Campuchia về những trợ giúp vật chất trong việc chống virus bùng phát và lưu ý sự hỗ trợ tài chánh của Mỹ.

“Cho đến nay Hoa Kỳ đã xuất hơn 35,3 triệu đô la tài trợ y tế khẩn cấp đề giúp các nước ASEAN chống virus, xây dựng trên 3,5 tỉ đô la viện trợ y tế công cộng cung cấp cho các nước ASEAN trong 20 năm qua.” ông nói, và loan báo thêm một dự án mới để thúc đẩy an ninh y tế qua nghiên cứu, y tế công cộng và huấn luyện.

Ông Pompeo nói Hoa Kỳ cũng quan ngại về một phúc trình khoa học mới đây “cho thấy những con đập trên thượng nguồn của Bắc Kinh đã đơn phương làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong,” làm nguy hại cuộc sống của hàng chục triệu người tại hạ lưu ở Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Ảnh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự họp trực tuyến ASEAN-Hoa Kỳ về Cúm Vũ Hán ngày 23/4

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 14/1 vừa ra thông báo bày tỏ sự quan ngại đối với việc Trung Quốc đang làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong.

Cụ thể, thông báo ghi rõ dựa theo nghiên cứu của công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước Eyes on Earth cho thấy Trung Quốc đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên của nguồn nước đổ xuống lưu vực hạ nguồn sông Mekong, với sự ngăn chặn dòng chảy lớn nhất xuất phát từ việc xây dựng và vận hành các đập thuỷ điện lớn.

Nghiên cứu này được Công ty Eyes on Earth Inc tiến hành bằng nguồn tài chính từ chương trình Sáng kiến hạ lưu Mekong của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo báo cáo, sự tương quan ‘tự nhiên’ mực nước sông với lượng mưa và tuyết tan ở thượng nguồn sông Mekong thuộc Trung Quốc bắt đầu thay đổi từ năm 2012, khi các con đập thủy điện của Bắc Kinh bắt đầu mọc lên. Khác biệt rõ ràng nhất vào năm ngoái 2019.

Trung Quốc đã bác bỏ nghiên cứu này vì tỉnh Vân Nam nước này chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và trữ lượng nước tại các con đập hạ xuống mức thấp nhất lịch sử. Vì vậy, việc lý giải rằng việc Trung Quốc xây đập trên sông Lan Thương, tên Trung Quốc gọi sông Mekong, gây hạn hán ở hạ nguồn là vô lý.

Sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đợt hạn năm ngoái, mực nước ở hạ lưu Mekong giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân khu vực hạ lưu.

Do việc dòng chảy từ Trung Quốc xả về hạ du bị sụt giảm và mưa rất ít trên toàn bộ các vùng ở hạ lưu sông Mekong nên các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mekong.

Vì vậy, dòng chảy về vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng bị sụt giảm. Thêm vào đó, chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020.

Mỹ cảnh báo thói bắt nạt của Trung Quốc, điều hai tàu chiến ra biển Đông

>>>(Ảnh: Facebook của Đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội ghi nội dung ngắn gọn câu nói của Ngoại trưởng Mike Pompeo:
“Chúng ta cần thấy rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang “lợi dụng lúc thế giới tập trung vào cuộc khủng hoảng CÚM VŨ HÁN để tiếp tục có những hành vi khiêu khích. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng áp lực quân sự và ép buộc các nước láng giềng tại Biển Đông, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam. Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc và chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ buộc họ chịu trách nhiệm.”

Hải quân Mỹ ngày 21-4 xác nhận đã điều hai tàu chiến ra Biển Đông, trong khi nguồn tin của Reuters nói các tàu này hoạt động gần khu vực được cho là diễn ra sự “đối đầu” giữa Trung Quốc và Malaysia.

Theo giới quan sát, đây được xem là thông điệp cảnh báo gửi đến Bắc Kinh.

Bà Nicole Schwegman, người phát ngôn Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 21-4 cho biết tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông.

Thông qua sự hiện diện liên tục ở Biển Đông, chúng tôi đang nỗ lực… thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không và nguyên tắc quốc tế vốn làm nền tảng an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Mỹ ủng hộ các nỗ lực của đồng minh và đối tác trong việc quyết định lợi ích kinh tế của riêng mình“, bà Schwegman viết trong một tuyên bố bằng email gửi Reuters.

Việt Nam chân thành mong muốn quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 được tôn trọng; các bên liên quan phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, thể hiện cam kết phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông, khu vực và trên thế giới.

Trong khi đó, chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh USS America, nói với Reuters rằng lực lượng của ông đã liên lạc với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông trong tuần này.

Ông Kacher nói: “Mọi tương tác của chúng tôi tiếp tục được thực hiện an toàn và chuyên nghiệp với Trung Quốc“.

Ông Kacher không nói chính xác vị trí các tàu Mỹ đang hoạt động, nhưng các nguồn tin an ninh cho rằng tàu Mỹ đang gần khu vực tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc và tàu khoan West Capella của Petronas, do Công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành.

Hồi tuần trước, tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 đã bị phát hiện tiến hành khảo sát gần khu vực tàu thăm dò của Petronas đang hoạt động. Đây là đợt khảo sát giống với những gì Trung Quốc đã làm ở vùng biển Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi năm 2019.

Dù các bên đến nay chưa xác nhận vụ “đối đầu” nêu trên, đã xuất hiện những phản ứng từ Mỹ. Trước tuyên bố xác nhận điều 2 tàu chiến ra Biển Đông của bà Nicole Schwegman, ngày 18-4 Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về thông tin xung quanh “hành động khiêu khích” của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động dầu khí ngoài khơi ở Biển Đông.

Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt, đồng thời tránh dấn vào các loại hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này“, Bộ Ngoại giao Mỹ viết trong email trả lời câu hỏi của Reuters về việc tàu Hải Dương địa chất 8 hiện diện gần tàu khoan Malaysia.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Satoru Nagao, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ), cho rằng tính đến nay Trung Quốc vẫn kiềm chế khiêu khích ở mức độ thấp trong khu vực và khi đó nó không đủ mức độ đe dọa để dẫn tới sự can thiệp của Mỹ.

Nhưng việc tàu Trung Quốc quấy phá hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác coi như chạm vào “lằn ranh đỏ” đối với cam kết Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ.

Chính vì vậy, thông tin về sự “đối đầu” giữa Trung Quốc và Malaysia vừa qua có thể là xuất phát điểm cho các hoạt động của Hải quân Mỹ ở Biển Đông.

Cúm Vũ Hán đã ảnh hưởng nặng nề… không thời điểm nào tốt hơn lúc này để Bắc Kinh bắn tín hiệu coi thường phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài và tạo ra một tình huống không thể đảo ngược nếu họ không bị thách thức.

TS Sascha-Dominik Dov Bachmann, giáo sư tại Trường luật Canberra, ĐH Canberra (Úc), nhận định với Tuổi Trẻ.

Như đã nói, cho đến nay Trung Quốc lẫn Malaysia đều không xác nhận cuộc “đối đầu” tại khu vực có tàu khoan West Capella. Trả lời Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết rằng “cái gọi là “đối đầu” trên biển mà các anh đề cập không hề diễn ra“.

Trong khi đó người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Malaysia Zubil Mat Som khẳng định sự hiện diện của Hải Dương địa chất 8, nhưng theo trích dẫn của nhật báo tiếng Malay Harian Metro, vị này nói: “Chúng tôi không biết mục đích của nó là gì, nhưng lúc này nó không thực hiện bất kỳ hành động nào trái luật pháp“.

Theo TS Zachary Abuza – giáo sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia Mỹ, Trung Quốc đã luôn giận dữ khi Việt Nam và Malaysia trình một yêu sách chung về thềm lục địa lên Liên Hiệp Quốc từ năm 2009. Sau đó, Malaysia cũng lặng lẽ trình một yêu sách thềm lục địa khác vào năm ngoái.

Malaysia sẽ không bao giờ khiêu khích hay ra quan điểm công khai trước Trung Quốc. Hành động của họ luôn là đệ trình hồ sơ pháp lý thầm lặng để thách thức những yêu sách quá mức của Trung Quốc. Con tàu Hải Dương địa chất 8 cũng có thể đi qua khu vực Brunei tuyên bố chủ quyền, nhưng Trung Quốc biết cả Brunei và Malaysia sẽ không công khai về điều đó” – TS Abuza nói với Tuổi Trẻ.

Trong khi đó, nhận xét về động cơ Trung Quốc có hàng loạt hành động gây bất ổn ở Biển Đông giữa mùa dịch Cúm Vũ Hán, TS Sascha-Dominik Dov Bachmann, giáo sư tại Trường luật Canberra, ĐH Canberra (Úc), phân tích rằng Bắc Kinh đang muốn kiểm tra cách Việt Nam và ASEAN phản ứng.

Là một chuyên gia về luật và từng phục vụ quân đội, TS Bachmann đã nghiên cứu về tham vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc, trong đó lấy chiến thuật “vùng xám” và “chiến tranh luật pháp” làm bàn đạp, mà những gì Bắc Kinh làm ở Biển Đông là minh chứng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về động cơ của Trung Quốc trong việc đặt tên các “khu” quản lý hành chính ở Trường Sa và Hoàng Sa mới đây, ông Bachmann nói: “Sau khi thua trong vụ kiện của Philippines, một trong những khía cạnh liên quan tới mưu đồ biến đảo nhân tạo thành đảo của Trung Quốc, việc công bố chính quyền quản lý Trường Sa và Hoàng Sa là cách để họ kiểm tra lại luật quốc tế, sự công nhận của các nước và quyết tâm của các nước láng giềng liên quan ở Biển Đông cũng như sự ủng hộ quốc tế dành cho các nước láng giềng này“.

ASEAN cần đồng lòng đối phó với tham vọng bá quyền của Trung quốc trên Biển Đông.

Trong một bài viết cho Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), chuyên gia Biển Đông người Philippines Richard Heydarian từng cho rằng vấn đề hiện tại không phải là thiếu sự phản đối, mà là thiếu những phản ứng mạch lạc và có tính phối hợp từ các nước ASEAN đối với mưu đồ của Trung Quốc. Theo ông Heydarian, thực tế nếu tất cả đồng lòng phản đối, Trung Quốc vẫn phải điều chỉnh.

Ông viết: “Lịch sử cho thấy Bắc Kinh phản ứng với sức ép, lui lại trước một phản ứng nhất trí của những nước láng giềng then chốt và các cường quốc toàn cầu. Những ví dụ gần đây bao gồm điều chỉnh trong sáng kiến Vành đai – con đường giữa những chỉ trích về ngoại giao bẫy nợ, việc Bắc Kinh quyết định từ bỏ quyền phủ quyết trong Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB)…“.

Và lần này, lợi dụng các nước mà trong đó có Việt Nam đang bận rộn vào phòng chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán để cứu người dân và doanh nghiệp của mình, thì Trung Quốc đã ra tay hăm dọa, âm mưu thông tính lãnh thổ để độc chiếm Biển Đông.   

Đảng cộng sản ở Hà Nội qua hành động này, đã thấy rõ ý đồ đen tối của người đồng chí của họ, và cần có thái độ dứt khoát hơn nữa với người láng giềng phương Bắc.  

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://www.youtube.com/watch?v=tSmGYLiHhnM

TQ „gieo gió gặt bão“ – Các nước „quay lưng“