Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=pfOrk4Q0lKU
Các ca nhiễm trong cộng đồng đã xuất hiện ở 10 tỉnh thành khắp cả nước.
Chính phủ nói các ổ dịch lần này ‘nghiêm trọng và phức tạp hơn’ những ổ dịch lần trước.
Trước đó, báo chí loan tin rằng Việt Nam cam kết sẽ ngăn chặn lây lan của Covid-19 sau 10 ngày.
Cùng lúc đó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói rằng các ca bệnh liên quan đến chủng mới của virus nên nguy cơ lây lan rất nhanh.
Bốn đám cưới ở Hải Dương biến thành ổ dịch
Sở Y tế Hải Dương xác định bốn đám cưới trên địa bàn đã ghi nhận nhiều ca Covid-19, hình thành 4 chuỗi lây nhiễm đến Hà Nội.
Đám cưới gần nhất diễn ra lúc 10h30 ngày 24/1 tại Nhà hàng Việt Tiên Sơn, địa chỉ km 39, Quốc lộ 18, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, Hải Dương.
Liên quan đám cưới này đã ghi nhận 3 ca nhiễm, trong đó chủ nhà tổ chức tiệc cưới là “bệnh nhân 1814“, nữ, 50 tuổi, là giáo viên ở Trường THCS Sao Đỏ – sống ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; con trai bà là “bệnh nhân 1815” – sinh viên Đại học FPT Hà Nội, khách dự đám cưới là “bệnh nhân 1819” ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Đường dịch tễ chuỗi lây nhiễm từ đám cưới này như sau:
Gia đình chủ nhà có 5 người gồm vợ, chồng, hai con trai và con dâu, địa chỉ thường trú số 9 Đường Bạch Đằng, Hưng Đạo, phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh. Ngày 23-24/1, đám cưới con trai cả tổ chức tại nhà hàng tiệc cưới Việt Tiên Sơn.
Khi đó, con trai thứ đang học tại Trường Đại học FPT – Láng Hòa Lạc, về Hải Dương ăn cưới anh trai, sau đó về Hà Nội. Ngày 27/1, cả gia đình cũng chuyển về chung cư Dream Land, 23 Duy Tân, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Về Hà Nội, bà chủ gia đình có biểu hiện đau rát họng, đã khai báo y tế là người đi từ Chí Linh, Hải Dương về. Hôm sau, con trai thứ cũng bắt đầu ho, đau rát họng và mệt mỏi. Hai mẹ con được lấy mẫu xét nghiệm ngày 30/1, kết quả ngày 31/1 dương tính nCoV, Bộ Y tế ghi nhận bà là “bệnh nhân 1814” và con trai “bệnh nhân 1815“.
Người phụ nữ 50 tuổi, giáo viên ở TP Chí Linh, Hải Dương hôm 30/1 được xác nhận là BN 1814. Trước đó, bà đi công chứng mua bán nhà, dẫn đến thêm 2 người nhiễm Covid và nhiều F1 khác.
Cụ thể, sáng 27/1, bà cùng hai vợ chồng chủ nhà, sinh sống tại quận Cầu Giấy, đi công chứng hợp đồng mua bán nhà tại Văn phòng công chứng số 3 ở số 6 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.
Cặp vợ chồng người bán nhà tiếp xúc với bà ngày 27/1 là F1 của bà. Trong đó, vào 1/2, người chồng có kết quả dương tính với Covid, thành BN 1866.
Đến tối 2/2, nhân viên phòng công chứng, 45 tuổi, tiếp xúc với bà cũng dương tính và thành BN 1883.
Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mới ngày 3/2, tổng số ca mắc là 310 ca từ hôm 27/1.
Với 9 ca mắc mới, số mắc tính từ 27/1 khi bùng dịch đến nay là 310 ca ở 10 tỉnh thành gồm Hải Dương (226), Quảng Ninh (38), Hà Nội (21), Gia Lai (13), Bình Dương (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bắc Giang mỗi nơi một ca.
Nguy hiểm: 80% bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Qua phân tích 240 bệnh nhân COVID-19 mới đợt này cho thấy có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Đây là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân.
“Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc phát hiện sớm, sàng lọc bệnh nhân Covid-19”, PGS Khuê nhận định.
Theo các chuyên gia, các triệu chứng của người mắc Covid-19 thường là sốt, ho khan, mệt mỏi, có một số người gặp thêm triệu chứng đau nhức, đau họng, tiêu chảy, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác.. Người dân thường được khuyến cáo đi khám khi có các triệu chứng sốt, ho khan, mệt mỏi, nhất là khi đi từ vùng dịch về. Trong thời dịch Covid-19, nếu gặp người ho, hắt hơi mọi người cũng “cảnh giác” đề phòng.
Nhưng nếu bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng thì mọi người sẽ chủ quan, không tự phòng dịch cho bản thân và người khác. Bệnh nhân sẽ thấy mình khỏe mạnh và mang virus đi khắp nơi. Ngay tại các bệnh viện, nếu như thấy người không có triệu chứng ho sốt cũng sẽ mất cảnh giác.
“Cụ thể như ca bệnh mới nhất tại Gia Lai, bệnh nhân đã đến BV đa khoa tỉnh Gia Lai khám và đã đi qua một vài khoa nhưng do không hề có triệu chứng hay dấu hiệu gì của Covid-19 mà chỉ có 1 biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Bệnh nhân được chỉ định đi khám về tiêu hóa nên đi đến Khoa Tiêu hóa. Lúc này, sau khi khai thác tiền sử bệnh nhân, biết bệnh nhân đi từ vùng dịch về, các bác sĩ mới yêu cầu bệnh nhân quay lại phòng cách ly”, PGS Khuê dẫn chứng.
Phóng viên VN chất vấn quan chức về lời hứa của quan chức liên quan đến dịch Covid.
Mạng xã hội VN chia sẻ nhiều câu chuyện sau.
Phóng viên Vũ Khuyên (Kênh truyền hình VOV): “Tôi có một câu hỏi dành cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP [Mai Tiến Dũng] như sau: Báo chí có quy định phát ngôn của báo chí, nếu chúng tôi nói sai thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Vậy nếu người đứng đầu các cơ quan đơn vị không thực hiện được lời hứa của mình thì có chịu trách nhiệm gì không hay chỉ hứa suông, hứa cho vui mồm và phải chịu trách nhiệm trước ai?
Tôi lấy ví dụ cụ thể như tại cuộc họp gần đây của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của Hà Nội, người đứng đầu Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Chu Ngọc Anh có nói rằng: “Tôi hứa với các đồng chí nếu Hà Nội mà “bung”, mà “toang” thì tôi chịu trách nhiệm. Tôi hứa với các đồng chí tôi chịu trách nhiệm mà chẳng hứa thì tôi cũng chịu trách nhiệm”. Vậy nếu Hà Nội mà “bung”, mà “toang” thật thì Chủ tịch Chu Ngọc Anh phải chịu trách nhiệm như thế nào, có bị kỷ luật không? Hà Nội liệu bây giờ có đang chủ quan trong phòng, chống dịch không?”
Một vấn đề được bàn tán xôn xao là về phát ngôn của Phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam rằng sẽ dập dịch trong thời gian 10 ngày. Tuy nhiên người phát ngôn Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng cho biết, ai công bố 10 ngày khống chế dịch Covid-19, thì trách nhiệm của người đó, không phải danh nghĩa Chính phủ.
“Chính phủ không công bố thông tin 10 ngày dập được dịch, đây là ý kiến cá nhân thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Ai công bố thì trách nhiệm của người đó, không phải danh nghĩa Chính phủ”, người đứng đầu Văn phòng Chính phủ nói, theo báo Giao Thông.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng cam kết sẽ dập dịch trong 10 ngày, kể từ ngày 28/1, theo báo Tuổi trẻ.
“Cách đây 2 ngày, chúng tôi tự hứa là 10 ngày dập dịch. Đến chiều nay là còn 8 ngày, vẫn khẳng định như vậy. Làm sao đến ngày “tiễn ông Công, ông Táo” thì cơ bản việc dập dịch gần ổn. Số ca bệnh có thể tăng thêm nhưng Thủ tướng và người dân yên tâm là chúng ta đang kiểm soát tốt” – Phó thủ tướng khẳng định.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, từ 2 ca bệnh đầu phát sinh, Bộ Y tế đã xác định đây là chủng virus mới từ Anh, có khả năng lây lan nhanh.
Từ đó, nhận định đưa ra là đợt dịch lần này nhiều khả năng phức tạp và khó đối phó vì lây cả qua không khí chứ không riêng gì việc tiếp xúc gần.
Hà Nội ‘có thể giãn cách toàn xã hội’
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nói “một số nơi trong thành phố triển khai công tác chống dịch chưa đủ nhanh, quyết liệt.
“Tâm lý một bộ phận người dân còn chủ quan, không thực hiện nghiêm quy định của Bộ Y tế” và rằng “có thể thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15”.
Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Hà Nội “cần thay đổi chiến lược“.
“Đối với Hà Nội, nâng cấp lên 1 mức, thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, hạn chế tập trung đông người theo chỉ thị 15 phù hợp theo từng địa bàn. Coi F2 gần như F1“.
Về chủ trương giãn cách toàn thành phố, ông Thuấn cho biết, Hà Nội sẽ cùng Bộ Y tế xem xét, có nên thực hiện giãn cách hay không.
Chỉ thị 16 là giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất hay tương đương với biện pháp “lockdown” tại một số nước.
Đọc kỹ những lời ông Đam nói, ông ấy nhấn mạnh việc kiểm soát hai ổ dịch ở Hải Dương, và Quảng Ninh, chứ không nói dập được dịch trong toàn quốc.
“Nếu làm đúng chức năng, tuân thủ các hướng dẫn quy trình, chúng ta sẽ kiểm soát được dịch bệnh, cố gắng mức cao nhất để đảm bảo an toàn trong dịp Tết Nguyên đán” Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói trong một cuộc họp.
Nhiều cư dân mạng bày tỏ ủng hộ PTT Võ Đức Đam
Sau câu chỉ trích của Bộ trưởng VPCP Mai Tiến Dũng, nhiều ý kiến trên Facebook bày tỏ thái độ bên vực PTT Võ Đức Đam.
Cô Nguyễn Thùy Dương ở Thủ Thiêm viết:
“Lần này, nếu dập được dịch chắc công đầu lại thuộc về Đảng, về Chính phủ. Nếu bị Dịch dập thì ông Vũ Đức Đam tự chịu trách nhiệm.
Dù dập được dịch hay sẽ bị dịch dập, cá nhân tôi vẫn dành cho ông Đam một sự tôn trọng nhất định vì những gì ông đã làm cho dân, trong đại dịch lần này.”
FB Dương Quang Hùng: Lại chơi nhau rồi, cấp dưới của Phó thủ tướng mà dám phát biểu vậy. Đang cay cú không phải trường hợp đặc biệt nên về làm người tử tế
FB Nguyễn Vòng: Là một người làm việc ở phòng Chính phủ mà phát biểu như vậy tưởng hay lắm sao, ôi xem mà thất vọng về ông, dù 10 ngày không dập dịch được toàn dân vẫn đồng hành cùng Bác Đam.
FB Bình Thanh: Cán bộ ai thế thế nào dân đều biết hết… bác Đam lăn lộn chống dịch cả năm nay vất vả gầy tóp thành tích rất nhiều dân phục dân thương giờ giả sử như bác lỡ có nói sai câu gì đi nữa thì dân vẫn ko bao giờ trách bác… Còn ông bộ trưởng này chưa gì đã thể hiện kiểu trốn tránh trách nhiệm… thấy mà buồn quá!
FB Hữu Thông: Quyết tâm và mục tiêu 10 ngày dập dịch nhưng có thể dịch bệnh diễn biến phức tạp ngoài sự tính toán ban đầu thì tất cả lãnh đạo và nhân dân vẫn đồng lòng khống chế dịch tới cùng.
FB Quyên Lê: Lần sau đồng chí Đam nhớ nói ‘đây là cá nhân tôi tuyên bố’ và khi nào chính phủ tuyên bố nhớ nói ‘đây là lời của chính phủ ạ’ Các đồng chí khác cũng nên như thế, để chúng tôi biết các đồng chí lãnh đạo phát biểu trước dân, khi nào thì nói theo cá nhân , và khi nào thì nói theo tư cách lãnh đạo đại diện chính phủ ạ!
FB Lê Tâm: Sau khi chúng ta sai, chúng ta xin lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật thì nay thêm cá nhân nói, cá nhân chịu trách nhiệm, còn chúng ta không nói!
Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đảng Cộng sản Việt Nam khủng hoảng lãnh đạo kế cận
>>> Đảo chính tại Myanmar: ‘Cha bắt mẹ’
>>> Nguyễn Phú Trọng để lộ hành động phạm pháp là vô tình hay cố ý?
Nguyễn Phú Trọng nhiệm kỳ 3 – Việt Nam sẽ đi về đâu?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT