Link Video: https://youtu.be/eNtVcOP0bN4
Trong các hội nghị lớn của Ban Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng luôn sắp xếp Tô Lâm và Võ Văn Thưởng ở hai bên tả hữu. Võ Văn Thưởng xem như và quan văn còn Tô Lâm được xem như là quan võ. Võ Văn Thưởng còn khá trẻ, hiện nay chỉ mới 53 tuổi nhưng là nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị. Ông Thưởng cách Tứ Trụ chỉ… một bước chân.
Nếu không có gì đột biến thì đến Đại hội Đảng lần thứ 14 năm 2026, Võ Văn Thưởng sẽ bước vào Tứ trụ. Tuổi để buộc phải nghỉ hưu đối với Bộ Chính trị là 65, như thế đường tương lai của Võ Văn Thưởng còn rất dài. Ngược lại, Tô Lâm đã bước sang tuổi 66, vượt quá giới hạn có thể ở lại Bộ Chính trị. Nếu không vào được Tứ Trụ ngay giữa nhiệm kỳ Trung ương Đảng khóa 13 này, thì xem như cơ hội sẽ đóng kín cửa đối với ông Tô Lâm sau 3 năm nữa. Nếu muốn tiếp tục con đường chính trị, Tô Lâm phải chạy đua với thời gian.
Võ Văn Thưởng tuy trẻ người nhưng không non dạ, ngược lại, Tô Lâm già đời nhưng lại rất non dạ. Đấy là nhận xét của một cây bút giấu tên cho Thoibao biết. Cây bút này theo dõi Võ Văn Thưởng khá sát sao và đánh giá ông Thưởng không phải là người thích đối đầu, tuy nhiên ông Thưởng rất giỏi ngồi yên chờ thời. Ngược lại, Tô Lâm là một tướng võ khiến ai cũng phải sợ, không những người dân thấp cổ bé họng ngán Tô Lâm, mà rất nhiều nhân vật có quyền lực cũng ngán Tô Lâm.
Ông Tô Lâm lẽ ra có thể lên chức cao hơn sau một nhiệm kỳ tại Bộ Công an, tuy nhiên, ông vẫn không thể ngoi lên, bởi rất ít người trong Trung ương Đảng ủng hộ ông. Ngoài ra, ông Tô Lâm gây ra nhiều tai tiếng mà lẽ ra người làm chính trị không nên có. Ví dụ như câu chuyện ăn thịt bò dát vàng tại London được đánh giá là vô cùng dại dột, thiển cận và không có tầm nhìn chính trị. Còn ông Võ Văn Thưởng thì ngược lại, bởi Võ Văn Thưởng tuy trẻ nhưng có nhãn quan chính trị hơn hẳn đàn anh Tô Lâm.
Cho đến nay, chưa ai có thể dùng luật pháp hay biện pháp kỷ luật Đảng để bứng được một ghế trong Tứ Trụ, mà chỉ có thể dùng biện pháp vật lý hay hóa học làm cho tắt thở. Tuy nhiên, làm cho một tứ trụ phải tắt thở như trường hợp ông Trần Đại Quang không dễ dàng gì. Đến chiếc ghế được cho là yếu nhất trong Tứ Trụ như ghế Chủ Tịch nước, mà ông Trọng vẫn chưa làm gì được ông Nguyễn Xuân Phúc.
Một số người có am hiểu về nội chính đánh giá rằng, hai tướng văn và võ của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay đều muốn vào tứ trụ, trong đó nhiệm vụ vào Tứ Trụ đối với Tô Lâm là nhiệm vụ sống còn đối với sự nghiệp chính trị của ông. Ghế mà ông Tô Lâm có thể nhắm đến là ghế Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Khi ghế ông Phúc gãy thì ắt sẽ nổi lên sự cạnh tranh giữa Võ Văn Thưởng và Tô Lâm. Khi nào chưa bứng được Nguyễn Xuân Phúc thì hai nhân vật này vẫn là đồng đội của nhau, cùng thờ một chủ chung đó là ông Nguyễn Phú Trọng.
Vụ án Việt Á vẫn chưa kết thúc, vụ án này nếu được mở rộng thì có thể không chạm đến ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng nếu đào sâu đến tận gốc rễ thì e là ghế ông Chủ tịch nước khó mà bảo toàn. Cho đến nay, ông Vũ Đức Đam cũng đã phải rời ghế vì Việt Á, vậy mà bà Trần Thị Nguyệt Thu thì vẫn chưa ai dám động đến. Điều đó cho thấy, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn là thế lực đáng nể, chứ không phải là người không còn quyền lực.
Có người nói, chỉ cần ông Nguyễn Xuân Phúc xin từ bỏ Ủy viên Bộ Chính trị, thì chính trường của Việt Nam sẽ như hiệu ứng domino, nhiều kẻ nổi lên chiến nhau để cố chen chân vào Tứ trụ.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ngâm bé Hạo Nam hơn 10 ngày, cứu nạn thất bại, tuyên truyền đại bại
>>> Phạm Minh Chính thay người Tổng cục 2, củng cố thành trì trước thế công của phe Tổng?
>>> Sóng trước chưa lặn, sóng sau nổi lên bủa vây Chủ tịch nước. Liệu ông Phúc có còn phúc?
Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, người Việt mong chờ