Vai trò của Quân đội đối với Thủ Chính: Vì sao Tô Đại đang đuối sức trong cuộc đua?

Vị thế của Chủ tịch nước Tô Lâm trên chính trường, trong thời gian gần đây, đã sút giảm một cách đáng kể. Đặc biệt là sau khi ông kết thúc chuyến công du Lào và Campuchia trở về, không kèn không trống.

Ngược lại, những ngày gần đây, các hoạt động của ông Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, đã thể hiện sự nổi bật trong các hội nghị quan trọng của Đảng, như: Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương; Hội nghị Quân ủy Trung ương, và mới nhất là Hội nghị Quân chính Toàn quân 6 tháng đầu năm 2024.

Qua đấy sẽ thấy, vai trò rất lớn của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên chính trường, thậm chí, còn lấn sân cả ông Tô Lâm.

Theo giới quan sát, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương và Hội nghị Quân chính Toàn quân, người chủ trì là Đại tướng Phạn Văn Giang – Phó Bí thư Quân ủy Trung ương. Đây là 2 hội nghị có ý nghĩa chính trị rất lớn và quan trọng.

Người thay thế cho Tổng Bí thư trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, lại là Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; chứ không phải Chủ tịch nước Tô Lâm – người giữ cương vị Thống lĩnh các lực lượng vũ trang.

Đánh giá về vai trò của Quân đội, khi so sánh với Công an hiện nay, theo đó, trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây, số lượng uỷ viên Trung ương của Bộ Quốc phòng luôn đứng trên Bộ Công an. Cụ thể, tại Đại hội 13, số uỷ viên Trung ương của Bộ Quốc phòng tới 23 người, còn Bộ Công an chỉ có vẻn vẹn 6 người, chỉ bằng khoảng gần ¼ so với Quân đội.

Điều đó đã cho thấy, quyền lực chính trị của Bộ Quốc phòng vượt trội, và bỏ xa, so với lực lượng Công an. Theo quy định của Điều lệ Đảng, Tổng Bí thư đương nhiên là Bí thư Quân ủy Trung ương, do vậy, chức vụ tối cao đối với Quân đội vẫn luôn do ông Trọng nắm giữ.

Trong khi, Đảng ủy Công an Trung ương có ít quyền lực hơn so với Quân ủy Trung ương, thì chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ trưởng Bộ Công an nắm giữ. Rõ ràng, Đảng ủy Công an Trung ương ít quyền lực hơn so với Quân ủy Trung ương. So sánh để thấy, việc Chủ tịch nước Tô Lâm tìm cách tiếm quyền Tổng Trọng, không hề đơn giản như nhiều người tưởng.

Khác với các giới chức lãnh đạo thuộc khối dân sự, thì các giới chức lãnh đạo thuộc Bộ Quốc phòng là “bất khả xâm phạm”. Quân đội có ưu thế đặc thù, có hệ thống tư pháp riêng, đó là Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng; Viện Kiểm sát Quân sự, và Tòa án Quân sự. Vì vậy, quyền lực của ông Tô Lâm và Bộ Công an không đụng chạm được đến Quân đội.

Cũng như Tổng Trọng, Thủ tướng Chính cũng sớm nhận ra nguyên tắc, chỉ có Quân đội mới là lực lượng đủ khả năng làm đối trọng với Bộ Công an của Tô Lâm. Đó là lý do vì sao, Thủ tướng Chính luôn tận dụng mọi cơ hội, để tiếp xúc với các tướng lĩnh cấp cao của Bộ Quốc phòng. Và ông Chính đã thành công trong việc dùng Quân đội để cân bằng quyền lực với Công an.

Đó cũng là lý do vì sao, gần đây, các nguồn tin nội bộ tiết lộ, các tướng lĩnh cao cấp của Quân đội đang có xu hướng ủng hộ và đứng về phía Thủ tướng Chính, trong việc tiến tới chức Tổng Bí thư thay cho ông Trọng.

Cũng theo giới quan sát, gần đây, thế và lực của Chủ tịch nước Tô Lâm, của Bộ Công an, cũng như của phe cánh Hưng Yên, đang giảm sút rõ rệt. Rõ ràng nhất là kế hoạch “tảo thanh” phe Nghệ Tĩnh của phe Hưng Yên, dường như đã dừng lại, không tiếp tục như dự tính?

Thậm chí, phe Nghệ Tĩnh có nhiều động thái “ăn miếng, trả miếng” thẳng thừng, không khoan nhượng. Cụ thể, Bộ Công an định lật lại vụ án Ciputra Nam Thăng Long, thì lập tức, phe Nghệ An tuyên bố sẽ lật lại hồ sơ vụ án “Mobifone mua 95% Cổ phần của Công ty AVG”.

Việc Tổng Trọng tạo điều kiện, thậm chí dung túng cho Bộ trưởng Tô Lâm trước đây, và chính Tổng Trọng đã phải trả giá, bởi sự làm phản của ông Tô Lâm, đã tạo ra một tình trạng bất ổn trầm trọng trong nội bộ Đảng, mà ai ai cũng thấy.

Lực lượng tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng chắc chắn sẽ không dễ bề để ông Tô Lâm và phe cánh tự tung tự tác. Đây là điều gây bất lợi cho tương lai chính trị của Chủ tịch nước Tô Lâm./.

 

Trà My – Thoibao.de