Hội nghị Trung ương 9 cực kỳ căng thẳng: Số phận Tô Đại sẽ ra sao?

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong 3 ngày, từ 16 đến 18/5.

Đây là một Hội nghị thường niên của Đảng, tuy nhiên, lại được sử dụng để bố trí, bổ sung các vị trí nhân sự chủ chốt trong Đảng, bị “rơi rụng” với cùng một lý do: tham nhũng.

Đến một nhân vật vốn được cho là “trong sạch”, như bà Trương Thị Mai – nhân vật lãnh đạo số 5 của Đảng, vẫn phải từ chức vì “vi phạm những điều đảng viên không được làm”.

Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn – như “đinh đóng cột”, rằng, toàn bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đều những kẻ ăn cắp. Lãnh đạo cấp càng cao thì ăn cắp càng khỏe, càng táo tợn.

Trớ trêu thay, Đảng Cộng sản Việt Nam lại là lực lượng chính trị độc tôn, duy nhất hợp pháp, được bảo kê bằng Điều 4 Hiến pháp Việt Nam. Theo đó, Đảng là “lực lượng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội”.

Giới quan sát đã đưa ra đánh giá rằng, chỉ trong vòng 39 tháng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 đã họp tới 16 lần, gần gấp đôi so với thường lệ. Trong đó, 7/16 lần là hội nghị bất thường, để giải quyết vấn đề xử lý kỷ luật lãnh đạo. Quốc hội khóa 15 cũng tương tự, để phù hợp với chế độ Đảng cử và Quốc hội phê chuẩn.

Kết thúc Hội nghị Trung ương 9, nhân vật sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước đã lộ diện – đó là đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Nhân vật ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội là ông Trần Thanh Mẫn – người đang tạm điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ, ai sẽ lên thay ông Tô Lâm trên cương vị Bộ trưởng Bộ Công an.

Lâu nay, giới chóp bu Việt Nam vẫn lan truyền câu:“Ai làm Tổng Bí thư cũng được, nhưng dứt khoát không phải là Bộ trưởng Công an Tô Lâm!”.

Slogan này làm người ta liên tưởng đến một slogan trong quá khứ: “Ai làm Tổng Bí thư cũng được, nhưng dứt khoát không phải là Ba Dũng”. Slogan này cùng với quyết tâm của Tổng Trọng và đàn em, có thêm sự chống lưng của Bắc Kinh, đã giúp ông Trọng và phe cánh thành công tại Đại hội 12.

Một số ý kiến cho rằng, Bộ trưởng Tô Lâm đòi phải được quyền lựa chọn nhân sự kế nhiệm cho ghế Bộ trưởng Bộ Công an, thì mới chịu nhận ghế Chủ tịch nước, trước sức ép của tập thể Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, đây là ý kiến không có cơ sở. Tại sao lại nói như vậy?

Trở lại sự kiện bà Trương Thị Mai bị buộc phải từ chức – được đánh giá là cơn địa chấn chính trị thứ 3 tại Việt Nam, tiếp theo các vụ mất chức của Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ. Bà Mai là Thường trực Ban Bí thư, chức vụ được đánh giá là “Phó Tổng Bí thư” – nhân vật số 5, chỉ đứng sau “Tứ trụ”.

Có nghĩa là, trong 5 nhân sự cao cấp nhất, Bộ trưởng Tô Lâm đã thịt mất 3. Cả 3 người này đều là những nhân vật thân cận và gần gũi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều trớ trêu là, mục tiêu tiếp theo của Tô Lâm lại không phải là nhân vật “gai góc’ – Phạm Minh Chính. Mà Tô Lâm lại nhắm đến việc ‘hốt” tiếp Tổng Trọng.

Blogger Gió Bấc trong bài bình luận, “Hội nghị Trung ương 9, cuộc sống mái giữa các phe nhóm?”, đã đưa ra nhận xét:

“Cái khó hiện là Tô Đại tướng đốn củi quá hăng, cổ thụ tươi xanh cũng thành củi lớn, lửa đang phừng phừng làm chủ lò suýt bị cháy râu, cháy áo. Để Tô Đại tướng thêm vi thêm cánh, quyền lực độc tôn, có khi, đến lượt chủ lò thành củi.”

Chính vì vậy, theo tác giả Gió Bấc, cần thời gian để hạ thấp uy phong, xây dựng lực lượng liên hoành hợp tung, trước khi bày bát quái trận đồ Hội nghị Trung ương 9.

Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao, trận tiến công cuối cùng của Bộ Công an vào hang ổ của Tổng Bí thư đã bị chặn đứng. Vì Tô Lâm đã hiện nguyên hình là một “quái vật” khổng lồ, khiến ông Trọng thất kinh. Và một Nghị quyết tập thể của Bộ Chính trị lập tức được đưa ra, ép Tô Lâm phải ngồi vào ghế Chủ tịch nước, đồng thời chặn đứng sự thao túng quyền lực của ông tại Bộ Công an.

Nghĩa là, phải nhốt Tô Lâm trong chiếc “lồng quyền lực”.

Yếu điểm trầm trọng của Tô Lâm là đã quá lạm quyền, bành trướng thế và lực của Bộ Công an một cách quá mức. Điều đó đã khiến cho ông không nhận được sự ủng hộ của số đông lãnh đạo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, cũng như số đông đại biểu Quốc hội. Điều đó, như tác giả Gió Bấc khẳng định, “thế mạnh của Tô Đại tướng nằm ở thực quyền chứ không phải phe cánh, nên chiến thắng là khá mong manh”.

 

Trà My – Thoibao.de