Bất ngờ! Tô “buông súng đầu hàng”, phe Tổng tước binh quyền của Bộ trưởng Công an họ Tô!

Chiều ngày 21/5, Quốc hội đã bất ngờ quyết định thực hiện quy trình phê chuẩn, đề nghị miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an đối với ông Tô Lâm. Ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội,  đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình, đề nghị điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Trước đó 2 ngày, chính ông Bùi Văn Cường đã thông báo chưa miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an của ông Tô Lâm. Thông tin nội bộ cho biết, sở dĩ ông Cường trong 2 lần ra thông báo, khác nhau đến 180 độ, là phụ thuộc vào kết quả đánh nhau trong 2 ngày qua.

Phe Tổng đã thành công quật, và có vẻ như, Tô Lâm đã “buông súng đầu hàng”. Điều này dẫn đến kết quả là, Quốc hội thông báo miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an của Tô Lâm.

Được biết, chính ông Thủ tướng Phạm Minh Chính là người đã đưa tờ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng, về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an.

Khi ông Tô Lâm quyết định đánh Vương Đình Huệ, ngoài mặt, Phạm Minh Chính đã tỏ ra là ngả về phe Tô Lâm. Có lẽ, ông Chính muốn né để không trở thành mục tiêu của Tô Lâm; đồng thời, ông cũng muốn diệt đối thủ nặng ký nhất cho ghế Tổng Bí thư.

Giờ đây, Vương Đình Huệ đã “rơi đài”, Tổng Trọng thì già nua bệnh tật. Việc thay thế Tổng Trọng chỉ là vấn đề thời gian. Trong khi đó, theo Điều lệ Đảng, chỉ còn 2 ứng viên đủ tiêu chuẩn cho ghế Tổng Bí thư, đó là Tô Lâm và Phạm Minh Chính. Cả 2 đều đã ngồi ghế uỷ viên Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên. Chính vì thế, trận kịch chiến giữa Tô Lâm và Phạm Minh Chính là khó tránh khỏi.

Việc gia cố thêm 4 uỷ viên Bộ Chính trị cho Ban Bí thư, đồng thời kéo Tướng quân đội Lương Cường về nắm ghế Thường trực Ban bí thư, cho thấy, Tổng Trọng quyết đánh úp Tô Lâm. Việc họp hành kéo dài gần 2 tháng, chỉ để đẩy cho được Tô Lâm lên ghế Chủ tịch nước, là kế sách “điệu hổ ly sơn”, rất rõ ràng. Kế sách này, chắc chắn không qua mắt được Tô Lâm. Đó là lý do, Tô Lâm quyết chiến đấu đến cùng với phần còn lại, để giữ cho bằng được chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Sau khi phe Tổng đã nhử được Tô Lâm ra khỏi cái hang Bộ Công an, thì việc còn lại là bịt kín miệng hang. Hoàn tất việc này thì xem như đã cô lập hoàn toàn Tô Lâm với cái “hang hùm” bấy lâu nay của ông. Ắt hẳn, việc cần làm là, sau khi tước mất binh quyền của Bộ trưởng họ Tô, tiếp tục đè luôn 2 đệ ruột gốc Hưng Yên của Tô Lâm. Xong việc này thì phần còn lại sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Tô Lâm sắp lên ghế Chủ tịch nước, nhưng quanh ông đâu đâu cũng là kẻ thù, trong khi, chức Chủ tịch nước này lại không có thực quyền. Vậy nên, trong thời gian tới, trên cương vị Chủ tịch nước, ông Tô Lâm rất có thể sẽ gặp không ít khó khăn và cô độc.

Với 8 năm nắm giữ chức Bộ trưởng Công an, và được Tổng bí thư bảo kê, cho tự tung tự tác, Tô Lâm đã Hưng Yên hóa Bộ Công an. Có thể kể ra những nhân vật trong Ban lãnh đạo Bộ Công an, gốc Hưng Yên, như sau:

1 – Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an;

2 – Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an;

3 – Trung tướng Hoàng Đức Lừng, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ – Bộ Công an;

4 – Trung tướng Ngô Thị Hoàng Yến, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an;

5 –  Trung tướng Nguyễn Văn Phục, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý tạm giam, tạm giữ và thi hành án, Bộ Công an; 6 – Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Cục trưởng Cục an ninh chính trị Bộ Công an, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương (em rể Tô Lâm);

7 – Thiếu tướng Phạm Thế Tùng, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an;

8 – Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an;

9 – Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội;

10 – Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh;

11 – Đại tá Đỗ Xuân Tiệp, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh vệ, Phó trưởng ban Quản lý lăng Hồ Chí Minh;

12 – Đại tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, Bộ Công an;

13 – Đại tá Tô Anh Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam;

14 – Đại tá Lê Việt Thắng, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái;

15 – Đại tá Cao Minh Huyền, Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai.

Với bộ khung như thế, để dọn sạch di sản của Tô lâm, ắt ông Tổng và ông Thủ tướng cũng cần thời gian lâu mới làm được.

 

Thái Hà – Thoibao.de