Nóng! Cụ Tổng tắt… thở, Tô Chủ tịch khoác “long bào” thượng triều!

Đầu giờ chiều ngày 18/7, báo chí nhà nước đồng loạt đăng bản tin “Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Nội dung quan trọng nhất trong bản tin này, có 2 ý chính:

Thứ nhất, “Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt và Thường trực Ban Bí thư, đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư”.

Thứ nhì, “Bộ Chính trị phân công Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định”.

Thông tin công khai không nói gì về cái chết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, thông tin nội bộ thì cho biết, Tổng Trọng đã chết não. Trung ương Đảng và gia đình Tổng Trọng đang chuẩn bị lo hậu sự. Thông tin chính thức có thể sẽ đến trễ một vài ngày, so với thông tin đầu tiên này.

Như vậy, xem như cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc, và Tô Lâm là người nắm lấy vai trò Tổng Bí thư vào lúc này. Tuy chưa chính thức, nhưng ai cũng nghĩ, chắc chắn, chức Tổng Bí thư không thể thoát khỏi bàn tay của Tô Lâm.

Lẽ ra, Tổng Trọng đã tắt thở sớm hơn, nhưng do ông được các y bác sĩ giỏi của Tập Cận Bình cử sang chăm sóc, để kéo dài sức khỏe cho ông. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắm mắt, để lại một Đảng Cộng sản Việt Nam hỗn độn. Tô Lâm – người không nằm trong dự định truyền ngôi của ông Tổng, nhưng đã là người chiến thắng. Các nhóm lợi ích được ông Tổng che chở, đã không có cơ hội để chiếm lấy chiếc ghế do ông để lại.

Nếu ông Trọng không tham quyền cố vị, cố bám lấy ghế Tổng Bí thư cho đến chết, mà thay vào đó, ông nhẹ nhàng rút lui sớm, rồi nhường chỗ cho Vương Đình Huệ, thì Tô Lâm đã không có cơ hội để thực hiện cuộc “đảo chính mềm” như hiện nay. Sau khi ông chết đi, thì cái di sản ông gầy dựng bao năm nay sẽ trở thành mục tiêu đánh phá của nhân vật chiếm ngôi ông.

Trước khi chết, dù nằm giường bệnh, ông vẫn cố ra sức gồng gánh, để vá những lỗ thủng lớn trong Ban bí thư, do Tô Lâm gây ra. Tưởng rằng, ông có thể sống đến hết nhiệm kỳ, để tái lập sức mạnh cho Ban Bí thư. Thế nhưng, ông đã ra đi sớm hơn mong đợi của “đàn con” trong Ban Bí thư rất nhiều. Tướng Lương Cường cũng không đủ thời gian củng cố sức mạnh cho riêng mình, để tiếp quản quyền Tổng Bí thư thay cho ông. Mọi thứ đã quá muộn, giờ đây, mỗi người trong Ban Bí thư phải tự lo liệu cho bản thân, trước nanh vuốt của Tô Lâm.

Một nền chính trị để cho một ông già bệnh tật cầm quyền, rồi chết ngay trên ghế, là nền chính trị thối nát. Quyền lực toàn Đảng không đủ để buộc một ông già sắp chết phải rời ghế. Đấy là bi kịch cho một quốc gia. Và đấy cũng là “tiền lệ” cho người kế nhiệm.

Kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tô Lâm. Từ đầu, Tô Lâm không được Tổng Trọng chọn, mà ông dùng sức mạnh để giành lấy. Vì thế, rất có thể, Tô Lâm cũng sẽ là một Nguyễn Phú Trọng thứ hai, ngồi lì trên ghế cho đến chết. Nhưng so với Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm tàn bạo hơn rất nhiều.

Như vậy, cái chết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại cho Đảng Cộng sản Việt Nam một tiền lệ xấu – tiền lệ tranh quyền đoạt lợi cho mọi chiếc ghế. Từ đây, chiếc ghế Tổng Bí thư sẽ là của nhóm Hưng Yên. Nếu nhóm nào khác muốn có chiếc ghế này, thì lại phải thực hiện một cuộc “đảo chính mềm” tiếp theo. Thậm chí, có thể sẽ là cả đảo chính bằng vũ lực.

Hậu Nguyễn Phú Trọng, võ đài chính trị Việt Nam sẽ chuyển sang trang mới. Đấu đá khốc liệt hơn, tàn nhẫn hơn, để giành nhau từng vị trí.

 

Trần Chương – Thoibao.de