Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=F7Ac3Bwf-p0
Đại hội 13 được tăng cường công tác an ninh đặc biệt, với 6000 cảnh sát cơ động, chưa kể đến hàng ngàn công an chìm trà trộn theo dõi dân và hàng vạn công an mạng và quân đội chống phá những bài viết bình luận trên không gian mạng. Tuy nhiên công tác an toàn này đảm bảo nhưng chưa chắc công tác khác an toàn.
Bề nổi thì dân thấy toàn là cảnh sát, sẽ không để ai biểu tình, sẽ không để ai chống đối chính quyền có dịp thể hiện, sẽ hóa giải âm mưu đảo cánh vv… Nhưng với dịch bệnh thì sao? Đấy là vấn đề rất khó lường. Nơi càng công người, dịch bệnh càng có nguy cơ bùng phát. Không ai có thể đảm bảo rằng, lực lượng cảnh sát cơ động lại miễn nhiễm với dịch bệnh. Và nếu lực lượng bảo vệ nhiễm bệnh thì họ hoàn toàn có thể lây bệnh cho đại biểu tham dự đại hội 13. Đây là điều mà ĐCS đã lường trước nhưng liệu có tránh né được không?
Tại trung tâm hội nghị quốc gia, nơi đang tụ tập gần 1587 người, trong đó ở đỉnh cao quyền lực toàn là những người già và có người lại đang mang bệnh và có sức khỏe kém. Mà đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ cần nhiễm bệnh ông có thể không qua nổi căn bệnh này.
Trước đại hội 13 ĐCS cũng đã nói về biện pháp đề phòng Covid-19 cho đại hội đảng. Tuy nhiên đó là biện pháp cấm đại biểu ra ngoài, ăn uống ngoài, ngủ nghỉ ngoài. Đó toàn là những biện pháp chống người bên trong ra ngoài mang bệnh vào đại hội. Tuy nhiên còn người bên ngoài mang bệnh vào trong đại hội thì sao? Đây là vấn đề mà ĐCS cũng đã chú ý đến. Tuy nhiên có đảm bảo an toàn 100% hay không thì đấy là một chuyện khác. Quan chức CS họ rất sợ chết nên công tác bảo vệ họ chuẩn bị kỹ đến tận răng, tuy nhiên đối với dịch bệnh thì dù có binh hùng tướng mạnh cũng trở nên vô nghĩa.
Ổ Dịch bùng phát ngay thành tại Hải Dương, Hà Nội đang gặp nguy cơ lớn
Hải Dương và Quảng Ninh đang bùng phát ổ dịch, Bộ Y tế đang tức tốc chỉ đạo công tác cách li và ngăn chặn. Điều đáng nói là Hải Dương chỉ cách Hà nội chưa tới 60 km.
Ngày 28/1 báo Người Lao Động cho biết, Hà Nội tính trường hợp dịch Covid-19 bùng phát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng
Theo lời ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cho biết trường hợp dịch Covid-19 bùng phát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Hiện nay nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đang chỉ đạo cho dừng việc tổ chức lễ hội trên địa bàn. Tuy nhiên có một lễ hội mà chính quyền thành phố Hà Nội không được phép dừng, đó là đại hội 13 của ĐCS Việt Nam.
Về công tác an ninh của đại hội này thì miễn bàn vì nó quá chặt chẽ, tuy nhiên bảo đảm an ninh không có nghĩa là an toàn với dịch bệnh. Như đã cảnh báo, nơi nào đông người thì nơi đó có nguy cơ lây nhiễm cao. Mà ai cũng biết lực lượng an ninh dày đặc thì ai đảm bảo rằng, lực lượng này không nhiễm khi mà chính lực lượng này tiếp xúc hàng này với người dân? Mà một khi người của lực lượng này bị lây nhiễm thì điều gì đảm bảo rằng, các đại biểu bên trong hội nghị không nhiễm? Cho nên có thể nói rằng, công tác bảo vệ an toàn dịch Covid – 19 cho đại hội còn khó hơn công tác an ninh cho đại hội rất nhiều.
Hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc vừa tham gia hội nghị vừa lo chỉ đạo chống dịch. Các thành viên chủ chốt của chính phủ đa phần đang dự ngày hội chia chác quyền lực ở đại hội 13, điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ vắng mặt trong phần lớn thời gian trong công tác chỉ đạo chống dịch. Hơn nữa hội nghị đang có quy định nội bất xuất nên công tác phòng chống dịch sẽ khó đạt hiệu quả cao như lần trước.
Theo báo chí cho biết Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TP Hà Nội đang khẩn trương xúc tiến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên ai cũng biết, hầu hết lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan này đang ở tại Trung tâm Hội Nghị Quốc gia thay vì ở tại cơ quan để chỉ đạo.
Cũng theo báo chí nhà nước cho biết, chính quyền thành phố Hà Nội đang yêu cầu các đơn vị liên quan phải thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình dịch bệnh, thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác đến người dân để chủ động phòng dịch. Đặc biệt, họ cũng khuyến cáo người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc đeo khẩu trang y tế khi tham gia các hoạt động nơi công cộng, đặc biệt là khu vực lễ hội, chỗ đông người.
Lo sợ mầm bệnh lọt vào hội nghị, Đảng cho xét nghiệm kiểm tra mọi phóng viên vào trong hội nghị tác nghiệp.
Theo thông tấn xã Việt Nam đưa tin thì để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Đại hội XIII, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa gửi công văn đến các cơ quan báo chí về việc xét nghiệm COVID-19 trước khi tham gia phục vụ Đại hội lần thứ XIII.
Theo đó, thực hiện Kế hoạch của Tiểu ban Y tế về công tác y tế phục vụ Đại hội lần thứ XIII của Đảng; căn cứ Công văn số 03/BYT-DP, ngày 04/01/2021 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm COVID-19, các đại biểu dự Đại hội; khách mời; người tham gia phục vụ Đại hội, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tham dự đưa tin tại Đại hội sẽ phải lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước khi tham dự và phục vụ Đại hội XIII.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm Báo chí Đại hội XIII của Đảng đề nghị lãnh đạo các cơ quan báo chí phổ biến, triển khai thực hiện việc xét nghiệm COVID-19 đối với các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên được cử tham gia tác nghiệp tại Đại hội XIII của Đảng.
Mẫu xét nghiệm COVID-19 sẽ được lấy 02 lần. Lần 01 trước Đại hội ít nhất 07 ngày. Lần 02 trước Đại hội từ 2 đến 3 ngày. Phương án xét nghiệm cụ thể như sau:
Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo, đài Trung ương và thành phố Hà Nội xét nghiệm tại Phòng họp tầng 4, Ban Tuyên giáo Trung ương, số 7 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội từ 13 giờ 30-17 giờ, thứ Hai, ngày 18/01/2021 và từ 8 giờ 15-11 giờ 30, thứ Bảy, ngày 23/01/2021.
Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo, đài địa phương đề nghị liên hệ với Đoàn đại biểu tham dự Đại hội XIII của đảng bộ tỉnh, thành phố để đăng ký thực hiện xét nghiệm COVID-19.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm Báo chí Đại hội XIII sẽ chỉ cấp thẻ tác nghiệp tại Đại hội XIII cho những phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có xác nhận âm tính với SARS-CoV-2.
Lãnh đạo các cơ quan báo chí quán triệt thực hiện nghiêm việc xét nghiệm COVID-19 đối với phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên được cử tham gia tác nghiệp tại Đại hội XIII.
Vâng! Đó là công tác xét nghiệm Covid-19 cho phóng viên tham dự đại hội, những người có thể mang mầm bệnh từ bên ngoài vào. Tuy nhiên đó có phải là lực lượng duy nhất có thể mang mầm bệnh vào hay không là chuyện khác.
Ngoài phóng viên, lực lượng nào có thể mang bệnh vào?
Bên ngoài là xã hội lớp bảo vệ là 6000 cảnh sát cơ động. Lục lượng này hằng ngày tiếp xúc với xã hội. Như vậy thì nguy cơ lây nhiễm trong lực lượng này không thể được loại trừ. Hiện nay chưa có báo nào cho biết lực lượng này đã được xét nghiệm hay chưa. Lực lượng này vừa rất đông vừa là cầu nối trung gian giữa người dân ngoài xã hội và khống 1587 đại biểu. Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu lực lượng này nhiễm Covid-19 thì sao? Ai có thể đề phòng được đường lây nhiễm qua lực lượng này?
Đấy là lực lượng an ninh, còn khối 1587 người tham dự hội nghị đã được xét nghiệm Covid-19 trước đó chưa vẫn chưa thấy báo nào nói. Nên nhớ có Corona virus nó có thể ủ bệnh đến 24 ngày. Tức là nếu có đại biểu nào đang trong giai đoạn ủ bệnh mà không được xét nghiệm thì xem như họ mang mầm bệnh vào đại hội để phát tán, khi đó cả khối dự hội nghị sẽ toang. Khả năng này rất khó xảy ra, tuy nhiên khó xảy ra không có nghĩa là không xảy ra.
Hôm ngày 28/1 trên VTV, ông Vũ Đức Đam kêu gọi quyết tâm với đợt lây lan mới trong cộng đồng và chuẩn bị kịch bản ứng phó cho 30 ngàn ca nhiễm. Được biết đây là đợt lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam sau 55 ngày không có ca nhiễm từ trong nước. Đợt lây nhiễm này diễn ra khi các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đang tiến hành Đại hội Đảng XIII tại Hà Nội và chỉ hai tuần trước Tết Nguyên Đán Tân Sửu. Những lần chống dịch trước đây Việt nnam đã làm rất tốt, điều đó được cả thế giới thừa nhận. Tuy nhiên những lần đó cả bộ máy chính quyền vào cuộc, các lãnh đạo cấp cao đều dồn tâm sức cho công tác chống dịch. Còn lần này thì sao? Lần này thì nhiều lãnh đạo chủ chốt lo ăn chia quyền lực ở đại hội 13 không rảnh mà ra sức chỉ đạo công tác chống dịch. Đây là một nguy cơ. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam đã có. Rất có thể họ chống dịch lần này thành công.
Khi dịch bùng phát, Bộ Y Tế sẽ chọn lo cho dân hay lo cho đảng?
Thực ra câu trả lời không khó, bộ y tế chắc chắn sẽ dồn hết lực lượng chống dịch để lo cho sức khỏe của đại biểu chứ trước tiên chứ không phải lo cho dân. Bộ Y Tế đang chống dịch ngoài xã hội vì bên trong hội nghị chưa phát hiện dại biểu nào lây nhiễm cả. Nếu giả sử có người nào trong 1587 đại biểu mà dương tính với Covid – 19 thì tất nhiên Bộ Y tế sẽ dồn hết khả năng để bảo vệ đại hội.
Trước mắt Bộ y Tế dồn hết sức để lo cho công tác dập tắt các ổ dịch và hiện nay họ đang cố gắng không để dịch xuất hiện tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn qua đại hội này ông được chính thức ngồi lại ghế tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa. Hiện nay sức khỏe của ông Trọng không được tốt. Nếu Covid-19 mà xâm nhập vào đại hội, và giả sử như ông Trọng bị nhiễm căn bệnh này thật, thì khi đó rất có khả năng ông không qua khỏi.
Đại hội đảng là một ngày hội của riêng ĐCS, họ tổ chức liên hoan ăn chia quyền lực chứ không liên quan gì đến dân. Vì vậy công tác an ninh họ chuẩn bị rất kỹ. Tuy nhiên công tác đảm bảo y tế thì chưa tương xứng. Vì vậy, khả năng nhiễm bệnh với đại biểu tham dự cũng không thể loại trừ hoàn toàn.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Biển Đông: Trung Quốc tập trận uy hiếp Việt Nam, thách thức hạm đội Mỹ
>>> Phản ứng trước tin ‘rò rỉ’ ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm quyền
>>> Đại hội 13 căng thẳng: Ai ngăn chặn việc đề cử Nguyễn Phú Trọng?
Đại hội 13: Quân đội buông súng, lên mạng chiến đấu với dân
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT