Link Video: https://youtu.be/a6DY3w4yYSo
“Thưởng” tiếp tục là một trong những nội dung được bàn luận rôm rả trên mạng xã hội tuần này sau khi từng khuấy động dư luận tuần trước…
Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN được tặng… “Giải thưởng Lenin” hóa ra là quan hệ nhân – quả với việc ông Trọng “thưởng” Huân chương Lao động Hạng Ba cho Công ty Việt Á – doanh nghiệp đang làm cả nước phát sốt vì sản xuất, kinh doanh bộ xét nghiệm COVID 19 made in Vietnam…
Giữa tuần trước, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng loạt loan báo, ông Leonid Kalashnikov, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga (ĐCS LBN), vừa trao tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN “Giải thưởng Lenin”.
Bởi hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam nhấn mạnh: “Giải thưởng Lenin” là giải thưởng cao quý nhất của Đảng Cộng sản Liên bang Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô – nên việc Tổng Bí thư và đảng ta hoan hỉ với giải thưởng này mới thành chuyện…
Các báo Việt Nam viết:
“Việc Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thưởng cao quý này nhân dịp 150 năm kỷ niệm ngày sinh của Lênin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của Tổng bí thư – nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại Nga và trên thế giới, trong việc phấn đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga.”
Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCS LX) không chỉ bị các đảng viên của nó nhất trí khai tử cách nay đúng 30 năm (1991) mà còn bị cấm hoạt động trên lãnh thổ Liên Xô vì tổ chức đảo chính nhằm giành lại quyền thống trị Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (Liên Xô).
ĐCS LBN không hề dính líu với ĐCS LX. ĐCS LBN được thành lập năm 1993 và trước giờ vẫn xác định chỉ là tổ chức chính trị kế thừa đảng cộng sản của Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga – một trong những quốc gia thành viên của Liên Xô.
ĐCS LBN chỉ là một tổ chức chính trị bình thường tại Liên bang Nga. Ông Kalashnikov trao tặng “Giải thưởng Lenin” cho ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Phó Chủ tịch đảng của ông.
Kể thêm chức danh của ông Kalashnicov trong Quốc hội Liên bang Nga (Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về khối cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết Á Âu và kiều bào) – na ná như Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Việt Nam – chẳng khác gì cố tình lập lờ nhằm gây ngộ nhận, rằng giải thưởng mà ông ta vừa trao cho ông Trọng là giải thưởng của chính quyền Liên bang Nga.
Đem ĐCS LBN phối trộn với ĐCS LX, rồi lại phối trộn tiếp ĐCS LBN với chính quyền Liên bang Nga rõ ràng là hành vi rất… thiếu lương thiện!
Tuy nhiên chuyện chưa ngừng ở đó. Nhiều người thạo tiếng Nga và thường theo dõi những vấn đề liên quan đến Liên Xô, cũng như các quốc gia từng là thành viên của Liên Xô đã cung cấp thêm nhiều thông tin đáng chú ý khác…
Theo Trung Tran, “Giải thưởng Lenin” mà ông Trọng mới nhận không phải là “Giải thưởng Lenin” thời Liên Xô.
“Giải thưởng Lenin” mà BCH TƯ đảng CSVN giúp ông Trọng tổ chức đón nhận một cách long trọng chỉ là giải thưởng của tỉnh Ulyanovsk ở Nga.
Giải dành cho ông Trọng thường được Tỉnh trưởng Ulyanovsk tặng cho những cá nhân được xem là có thành tựu về nhân văn, văn học nghệ thuật, không liên quan gì đến chính trị hay chủ nghĩa Mác – Lê.
Hiếu Bá Linh cũng lưu ý: “Giải thưởng Lenin” mà ông Trọng vừa được tặng cũng không phải là giải thưởng của một tỉnh ở Nga được trao năm năm một lần để quảng bá và phổ biến những thành tựu của tỉnh nay hay những cá nhân tài năng của tỉnh này, song song với việc cung cấp thêm một sự kiện khác có liên quan đến “Giải thưởng Lenin” mà ông Trọng mới nhận:
Tháng 7 năm ngoái, một Phó Chủ tịch khác của ĐCS LBN đã trao tặng “Giải thưởng Lenin” cho “Trại heo Usolsky” nằm trong Khu liên hợp công nông nghiệp của thành phố Irkutsk – Nga.
“Trại heo Ulsolky” – nơi cũng nhận “phần thưởng cao quý” giống hệt ông Trọng – là hợp tác xã chuyên gây giống, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và bán thịt heo. Tổng số heo ở trại heo này lên tới cả trăm ngàn con.
Rõ ràng “Giải thưởng Lenin” thời Liên Xô và “Giải thưởng Lenin” thời hậu Liên Xô khác nhau rất xa, cũng như ĐCS LX (đã chết và được tống tiễn cách nay 30 năm) không liên quan gì đến ĐCS LBN.
Ông Trọng và những người cộng sản Việt Nam có biết những khác biệt đó không? Chắc chắn là biết!
Vậy thì tại sao hệ thống chính trị, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam còn cố gắng… “phối trộn” như công nhân Công ty Việt Á… “phối trộn” chất liệu để tạo ra những bộ xét nghiệm COVID 19?
Câu trả lời chỉ có thể là “biến không thành có và ngược lại” đã trở thành nguyên lý vận hành của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam.
Cũng vì vậy, “Giải thưởng Lenin” dành cho ông Trọng chẳng khác gì Huân chương Lao động Hạng Ba mà ông Trọng thay mặt Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tặng cho Công ty Việt Á, hay vô số huân chương, danh hiệu kể cả danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động mà Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từng tặng cho rất nhiều cá nhân, nhiều tập thể và không ít cá nhân dựa vào đó để phạm những tội nghiêm trọng hơn, không ít tập thể dựa vào đó gieo vạ lớn hơn, gây họa tàn tệ hơn!
Được biết, Giải Lenin của Đảng CSLB Nga từng được trao cho Đại tướng Cuba Raul Castro năm 2019, với những đóng góp tương tự như TBT Trọng cho “sự nghiệp xã hội chủ nghĩa“, theo báo chí Cuba.
Các giải thưởng chính thức tại Nga hiện có những gì?
Theo các báo Nga, giải thưởng cao quý nhất hiện nay của nước này là “Giải thưởng Quốc gia của Liên bang Nga” (The State Prize of the Russian Federation).
Có truyền thống của Giải thưởng Quốc gia Liên Xô (có từ 1967), giải hiện nay có trị giá rất lớn về tài chính: 5 triệu ruble, bằng 180 nghìn USD.8
Tuy thế, từ năm 2004, thời Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga giảm con số người được trao tặng giải này hàng năm từ 20 xuống còn tám.
Giải này cũng không còn được trao tặng cho chính trị gia mà chỉ ghi nhận công trạng ở một trong ba hạng mục: khoa học, văn hóa nghệ thuật, và từ thiện.
Tổng thống Nga đích thân trao giải này vào ngày 12/06 hàng năm là Ngày nước Nga.
Đứng thứ nhì về uy tín là giải thưởng và huân chương Anh hùng Liên bang Nga, “hậu thân” của Anh hùng Liên Xô, có từ 1934.
Sau khi Liên Xô giản tán, nhiều huân huy chương của nước này được đem ra bán ở chợ trời và trên các trang mạng như Ebay với giá rẻ.
Theo nhà báo Alexey Timofeychev viết trên trang Russia Beyond thì người đầu tiên được giải Anh hùng Liên Xô là nhà du hành vũ trụ Sergei Krikalev.
Năm 2017, một phi hành gia thế hệ sau của Nga, Alexei Ovchinin được trao huân chương Anh hùng Liên bang Nga vì công việc nghiên cứu của ông trên trạm Không gian Quốc tế.
Giải thưởng Lenin thời Liên Xô giá trị thế nào?
Hiện không có tài liệu nào ở Nga xác nhận “giải thưởng Lenin” của Đảng CS LB Nga tặng cho lãnh đạo nước ngoài được công nhận là sự tiếp nối của Giải Hòa bình Lenin thời Liên Xô, như một số báo Việt Nam đăng.
Giải thưởng Lenin của Liên Xô từng có uy tín cao trong giới hoạt động cánh tả ở châu Âu, Mỹ Latin, châu Phi và ở ngay tại Liên Xô cũ.
Khi Vladimir Lenin còn sống, ông không cho phép đặt giải thưởng, huy chương mang tên mình.
Sau khi Lenin qua đời và Stalin lên thay, ông ta lập ra giải thưởng mang tên mình và tự tay ông tặng cho những người được chọn.
Tuy nhiên, sau khi các tội ác của chế độ Stalin bị lôi ra ánh sáng sau Đại hội XX Đảng CS Liên Xô, lãnh tụ Nikita Khrushchev xóa giải thưởng Stalin.
Đến năm 1956, ông Khrushchev cho mở giải thưởng mang tên Lenin, trị giá 10 nghìn ruble hồi đó, bằng 9000 USD.
Trong số các nhân vật nổi tiếng quốc tế được trao Giải thưởng Hòa bình Lenin có Fidel Castro, Lázaro Cárdenas, Salvador Allende, Mikis Theodorakis, Seán MacBride, Angela Davis, Pablo Picasso, Oscar Niemeyer, Faiz Ahmad Faiz, Ahmed Ben Bella, Abdul Sattar Edhi, Funmilayo Ransome-Kuti và Nelson Mandela.
Nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh của người da đen tại CH Nam Phi, Nelson Mandela là một trong số các nhân vật quốc tế cuối cùng được trao giải thưởng của Liên Xô mang tên Lenin.
Liên Xô trao giải khiếm diện cho ông Mandela năm 1990, khi ông vừa ra khỏi tù nhưng vẫn bị cấm xuất cảnh.
Năm 1999, ông thăm nước Nga ở cương vị tổng thống nhưng không hỏi và cũng không ai nghĩ đến chuyện tặng muộn cho ông giải thưởng đã bị xóa.
Tuy thế, vào năm 2000, đại sứ Nga ở CH Nam Phi đã chuyển giải thưởng cũ này cho ông Mandela để làm kỷ niệm.
Nước Nga ngày nay có cái nhìn không đồng nhất về Lenin, và bản thân Tổng thống Putin cho rằng “vấn đề lớn nhất của Lenin là ông làm cách mạng“.
Trong các phát biểu của mình, ông Putin công khai nuối tiếc sự tồn tại của Liên Xô và buồn phiền vì nước Nga ngày nay “mất kiểm soát ¼ lãnh tổ như thời Liên Xô cũ“, nhưng không mặn mà với ý tưởng phục hồi hình ảnh Lenin.
Ông từng nói “cách mạng chỉ tàn phá và không đem lại điều gì tốt hơn trước“.
Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bộ xét nghiệm COVID-19 không đảm bảo, dân đã chết ai chịu?
>>> Scandal Việt Á: Ai điều khiển từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài?
>>> Thêm một vụ bộ đội nghi bị đánh chết khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự
Vụ Việt Á: Đảng và Chính phủ lừa dân ra sao?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT