Trái phiếu doanh nghiệp hỗn loạn, Chính phủ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm

Link Video: https://youtu.be/flM0o4pzZ1A

Những tháng vừa qua, nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã lộ ra, gây bất ổn xã hội. Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phát hiện tỷ lệ vi phạm lên đến 8/9.

Ngày 28/12, trên Facebook cá nhân của ông Lâm Minh Chánh – một chuyên gia tài chính, có một status viết về trái phiếu. Nội dung status này tóm tắt như sau:

Một số bạn bè nhắn tin cho ông bày tỏ sự bất bình về việc thanh toán trái phiếu của một số doanh nghiệp. Khi trái phiếu đến hạn, thay vì phải thanh toán cho nhà đầu tư theo đúng hợp đồng, thì các doanh nghiệp lại đưa ra những lựa chọn khác cho nhà đầu tư, như: Tiếp tục kéo dài thời gian của trái phiếu, nghĩa là tiếp tục cho doanh nghiệp vay; hoặc mời trái chủ đổi qua sản phẩm, thường là bất động sản chưa hình thành, nghĩa là mua nhà trên giấy.

Người bạn hỏi ông Chánh rằng, họ muốn rút tiền về theo đúng hợp đồng, thì họ phải làm sao?

Ông Chánh trả lời: Họ phải chấp nhận những lựa chọn mà doanh nghiệp đưa ra và không có lựa chọn khác. Vì, về pháp lý, trái chủ có thể kiện doanh nghiệp ra tòa để buộc doanh nghiệp phải trả tiền, hoặc bán tài sản bảo đảm để lấy tiền trả trái chủ. Nhưng cách làm này rất khó khăn, chi phí luật sư cũng rất tốn kém và thời gian tiến hành kéo dài. Nếu trái chủ chọn cho vay tiếp, may ra sau một vài năm, doanh nghiệp phục hồi, có tiền trả trái chủ. Nếu sau một vài năm vẫn không trả, đến lúc đó thì phải tập trung thành nhóm chủ nợ để đòi tiền doanh nghiệp theo quy trình của pháp luật.

Hình: Status trên Facebook của ông Lâm Minh Chánh

Cũng theo ông Lâm Minh Chánh, các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt sẽ có mặt trên bảng “xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp”, và những doanh nghiệp này thường sẽ không trả lãi cao.  Nhưng ở Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm chưa phổ biến. Các doanh nghiệp làm PR rầm rộ, “mông má” tên tuổi, làm cho người dân nhầm lẫn và lựa chọn sai lầm. Khi mua trúng trái phiếu của các doanh nghiệp dạng này là coi như mất đứt khoản tiền đã đầu tư.

Trái phiếu An Đông được nhân viên SCB “tư vấn” cho khách, là một trái phiếu ngoài bảng xếp hạng, tức là lừa đảo.

Ông Lâm Minh Chánh là người sáng lập, đồng thời là Chủ tịch Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni. Học viện của ông thường xuyên mở các khóa học về đầu tư tài chính.

Có quan điểm tương đồng với ông Lâm Minh Chánh, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng, việc xếp hạng tín nhiệm là một cuộc “khám sức khỏe tổng thể” của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp buộc phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan. Khi các thông tin về doanh nghiệp đã minh bạch và chỉ cho phép các nhà đầu tư chuyên nghiệp – những người có kiến thức về tài chính – được mua, thì nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trong mớ hỗn độn của thị trường tài chính nói chung và trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, các nhà đầu tư và dư luận quan tâm một điều, đó là: Trách nhiệm giám sát của các cơ quan nhà nước ở đâu? Trách nhiệm của các đại lý phát hành, của các tổ chức tư vấn phát hành ở đâu?

Hình: Bảng các mức xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức thế giới

Theo các chuyên gia, các quy định trước tháng 9/2022 chưa nêu rõ về trách nhiệm của các đơn vị có liên quan. Để khắc phục tình trạng này, giữa tháng 9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022 sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 153/2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Nghị định 65 quy định về trách nhiệm giám sát của Sở Giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tuy nhiên, khi quy định này ra đời thì mọi chuyện đã muộn rồi. Hàng loạt công ty phát hành trái phiếu đã rơi vào tình trạng gần như là vỡ nợ, chỉ là chưa tuyên bố mà thôi. Hàng trăm ngàn nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng số tiền họ đã bỏ ra.

Tiến sỹ Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol (Anh) cho biết, ở các nước, quản lý hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết cũng tương tự Nghị định 65. Nhưng trách nhiệm của bên tư vấn phát hành hay đại lý phát hành rất nặng và được quy định rõ ràng. Chẳng hạn, nếu bán trái phiếu của công ty chưa niêm yết mà trả lãi cao, rủi ro cao cho các cụ hưu trí – những người chỉ muốn đầu tư an toàn – thì có thể bị rút giấy phép hoạt động tư vấn tài chính.

Như vậy, có thể thấy, để xảy ra chuyện thị trường trái phiếu rối mù như hiện nay, nguy cơ vỡ nợ rất cao và thường trực, tất cả đều do sự điều hành yếu kém của Chính phủ, nhưng mất mát lại để mặc cho người dân gánh chịu. Chính phủ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho tình trạng hỗn loạn hiện nay, họ nên từ chức để tạ tội với dân.

Hình: Một hội thảo được tổ chức nhằm tìm cách tháo gỡ tình trạng rủi ro tài chính hiện nay

Kim Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Sốc! Ăn đậm hưởng án nhẹ được dùng làm “tấm gương giáo dục”, xã hội thời mạt pháp

>>> Dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đủ dùng 7 ngày, an ninh năng lượng có được bảo đảm?

>>> Phản bội khách hàng tiên phong, VinFast đang tự thít cổ chính mình

Nhà văn Vũ Thư Hiên đã trở về nhà