Link Video: https://youtu.be/Z4lH5Isk3R4
Lúc 16 giờ ngày 17/1, tại cuộc họp bất thường của Trung ương Đảng, ông Tô Lâm nổi lên như một ứng cử viên số một cho chức Chủ tịch nước. Tuy nhiên, các bên lại không thống nhất được, nên cuộc họp kéo dài thêm nhiều giờ sau đó. Họp kéo dài đến tối mà vẫn không chọn được ai, sau đó thì giải tán.
Đến chiều ngày 18, Quốc hội họp bàn về nhân sự cho ghế Chủ tịch nước. Việc bỏ phiếu cách chức ông Nguyễn Xuân Phúc là thủ tục phải làm. Tuy nhiên vấn đề bầu ai thay ông Nguyễn Xuân Phúc thì Quốc hội không dám quyết, nếu Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết chưa xong. Nhưng đa số ủy viên Trung ương Đảng cũng là đại biểu Quốc hội, nên sau khi bãi chức ông Nguyễn Xuân Phúc, họ bàn tiếp về người kế nhiệm chức Chủ tịch nước tại Quốc hội.
Sau nhiều giờ hội họp, cuối cùng ông Vương Đình Huệ đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thông báo về việc tạm trao quyền Chủ tịch Nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước. Nghĩa là vẫn chưa có ai ngồi vào ghế Chủ tịch nước.
Được biết, ông Tô Lâm, ứng cử viên sáng giá nhất cho chức Chủ tịch nước đã nhất quyết không ngồi, cả ông Võ Văn Thưởng cũng chê. Ông Tô Lâm là người có quá nhiều sai phạm, nếu ông Tô Lâm ra khỏi “tổ kén” Bộ Công an để ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì e là ông sẽ bị truy đến cùng. Làm Bộ trưởng Bộ Công an là nắm phương tiện bạo lực Cách mạng, ai dám đụng đến ông Tô Lâm?
Bài học của Trần Đại Quang khi vừa chui ra khỏi “tổ kén” Bộ Công an, thì phải nhận cái chết bi thảm thế nào, ắt ông Tô Lâm hiểu rõ. Dù ghế Bộ trưởng Bộ Công an về danh nghĩa không to bằng ghế Chủ tịch nước, nhưng ghế này có thực quyền, ông Tô Lâm đã làm cho kẻ thù trong Đảng khiếp sợ ông. Không dại gì ông lại “ra khỏi hang” như Trần Đại Quang.
Ứng viên thứ nhì là ông Võ Văn Thưởng thì cũng không mặn mà với chiếc ghế này lắm. Có lẽ ông Thưởng đợi 3 năm nữa để tiến vào Tứ trụ, với chức vụ khác có triển vọng hơn. Dự kiến sau 3 năm nữa, ông Vương Đình Huệ sẽ là Tổng Bí thư, khi đó ông Thưởng ngồi vào ghế Chủ tịch Quốc hội cũng có triển vọng hơn ghế Chủ tịch nước. Tuổi ông Võ Văn Thưởng còn rất trẻ nên không việc gì phải vội.
Ngoài ông Võ Văn Thưởng và ông Tô Lâm thì chỉ còn ông Nguyễn Phú Trọng, còn lại không còn ai đủ điều kiện. Ông Nguyễn Phú Trọng sau lần ngồi 2 ghế trước đây, giờ này ông cũng chán. Cuối cùng những người có đủ điều kiện đều tránh ghế đứng đầu nhà nước như “tránh hủi”.
Không hiểu sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại xây dựng chức Chủ tịch nước trở thành một chức hữu danh vô thực như thế. Chiếc ghế này là ghế mà ông Hồ Chí Minh từng ngồi, tuy nhiên, đến nay nó không còn mấy quyền lực nữa.
Trước đây, việc đấu đá nội bộ không đến mức quyết sinh tử với nhau như bây giờ, thì ngồi vào ghế Chủ tịch nước cũng không sao. Nhưng nay các lãnh đạo Cộng sản thù nhau đến nỗi không ngần ngại dùng thuốc độc hại nhau, thì những ông nào từng làm ác, đặc biệt là ác với đồng chí, cũng cần ý thức phải tránh xa ghế quyền lực yếu như ghế Chủ tịch nước. Cho nên bây giờ mới có chuyện chối bỏ chức trên danh nghĩa là đứng đầu nhà nước này.
Như vậy là bà Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân là người thứ nhì sau bà Đặng Thị Ngọc Thịnh làm quyền Chủ tịch nước, cho đến khi nào có tân Chủ tịch nước. Trước đây bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nắm quyền Chủ tịch nước từ ngày 21/9/2018 đến ngày 23/10/2018. Bà giữ quyền Chủ tịch nước trong 33 ngày.
Rồi đây Đảng Cộng sản sẽ lại bàn tiếp cho nhân sự của chiếc ghế này. Bà Võ Thị Ánh Xuân không thể làm Chủ tịch nước vì bà chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng. Không biết chừng, ông Nguyễn Phú Trọng lại kiêm nhiệm hai chức một lần nữa. Lần trước ngồi vào ghế Chủ tịch nước chưa được 6 tháng thì ông xém bỏ mạng tại Kiên Giang. Không biết lần này ông đã biết sợ chưa?
Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Lời đồn như “tiên tri”, Nguyễn Xuân Phúc chính thức bị bãi chức!
>>> Cuối năm Dần, Đầu Nghiêng ngã sấp, Quảng Nam khóc
>>>> Phúc thụt Lâm trám. Gay cấn! Tô Lâm lại đang sợ “dớp” Trần Đại Quang
Đầu Năm Mão, nhà tù mở cửa đón quan to, điểm mặt