“Ông Trần Lưu Quang có quan hệ mang tính chất gia đình với nhà Tô Lâm”

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ như trên.

Ảnh: Trần Lưu Quang (thứ ba từ phải) và Tô Dũng (thứ hai từ phải) em trai Tô Lâm. Lúc đó ông Quang, tuy đang làm Phó Bí thư Thường trực TP.HCM, nhưng cũng về Tây Ninh tham dự lễ khánh thành nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2.

Ông Trần Lưu Quang, quê quán ở Tây Ninh, nhưng ông sinh ra tại Hà Nội năm 1967, vì bố và mẹ ông cùng là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Do đó tuổi thơ của ông Quang cũng gắn liền với miền Bắc.

Bố Trần Lưu Quang trước đây là cận vệ cho Tô Quyền, bố Tô Lâm, khi Tô Quyền hoạt động trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh trong thời chiến tranh trước năm 1975, nên có ơn nghĩa với nhau.

Mẹ ông Trần Lưu Quang là bà Nguyễn Thị Huệ (1931-2022) quê ở Giồng Trôm, Bến Tre; là đồng hương với cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Ngân. Bà Huệ sinh tất cả những người con trên đất Bắc, con trai út là Trần Lưu Quang. Sau năm 1975, cả gia đình về lại Tây Ninh. Bà Huệ từng giữ chức Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh. Còn bố ông Quang từng làm Tổng Biên tập Báo Tây Ninh.

Ông Quang thăng tiến rất nhanh, tháng 6/2010 ông bắt đầu làm Bí thư của một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và chỉ 7 tháng sau (tháng 1/2011) ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Người nâng đỡ Trần Lưu Quang trên quan trường đó là đồng hương Tây Ninh, Nguyễn Văn Nên, tức Bảy Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, hiện là Bí thư thành Hồ.

Từ năm 2006 đến năm 2011, khi giữ chức Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, rồi Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh, ông Bảy Nên là người trực tiếp quy hoạch “cán bộ chiến lược”, tiến cử Trần Lưu Quang làm ứng viên Dự khuyết Trung ương khoá XI, khi ông Quang (lúc đó mới 43 tuổi) chỉ là Bí thư huyện uỷ Trảng Bàng.

Đầu năm 2023, việc Phạm Bình Minh bất ngờ “ngã ngựa”, mở đường cho Trần Lưu Quang leo lên ghế Phó Thủ tướng.

Trước đó, khi làm Bí thư Tây Ninh gần bốn năm, từ 2015 đến 2019, Trần Lưu Quang không để lại bất kỳ dấu ấn gì, ngoại trừ việc dâng các dự án, “đất vàng” béo bở ở Tây Ninh cho các tập đoàn lớn như Vingroup, SunGroup, FLC, TNG Holding…, đặc biệt là Tập đoàn Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột của Tô Lâm.

Dự án nổi bật nhất của Tập đoàn Xuân Cầu tại Tây Ninh là các nhà máy năng lượng mặt trời Dầu Tiếng 1, Dầu Tiếng 2 và Dầu Tiếng 3 với tổng nguồn vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng, sử dụng 720 ha đất bán ngập hồ Dầu Tiếng. Không những đây là một dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn nhất nước, mà còn là là dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch với tổng công suất 500 MW.

Ngoài ra, UBND tỉnh Tây Ninh còn quyết định chấp thuận cho Tập đoàn Xuân Cầu đầu tư thực hiện dự án nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 5.1 và Dầu Tiếng 5.2.

Tin nội bộ

>> Cuộc chiến phe phái trở nên dữ dội

>>> Tổng Trọng chính là người chỉ đạo đánh Tập đoàn Xuân Cầu