Tô Đại sẽ sử dụng “đòn” gì để buộc Tổng Trọng rút lui trước Hội nghị Trung ương 10?

Chỉ trong vòng hơn 3 năm đầu, sau Đại hội 13, đã có 7/18 uỷ viên Bộ Chính trị buộc phải xin thôi chức, vì lý do liên quan đến tham nhũng. Với hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Đảng nhúng chàm, sẽ không có ai thực sự trong sạch cả.

Việc hồi tố để lật lại hồ sơ “nhúng chàm” trong quá khứ, thì động đến ai, sẽ chết người ấy, kể cả Tổng Trọng.

Báo Dân Trí ngày 3/7, đưa tin “Chậm tham mưu về khu Ciputra, lãnh đạo sở ở Hà Nội bị kiểm điểm”. Bản tin cho biết, tại kỳ họp lần thứ 17 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, sáng 3/7, Hội nghị đã tiến hành phiên chất vấn về vấn đề thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước thuộc thành phố.

Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long là dự án lớn, trải qua thời gian dài, đã được thanh tra, kiểm toán nhiều lần.

Theo ông Quân, dự án này là có đầu tư nước ngoài, có chuyển giao không bồi hoàn, liên quan cả trách nhiệm sử dụng vốn nhà nước trong đầu tư kinh doanh dự án. Đồng thời, ông cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm điểm về việc này, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Được biết, vào năm 2004, khi còn là Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đã dính đến một scandal nghiêm trọng. Các nguồn tin khả tín đã đưa ra các bằng chứng, khẳng định, Tổng Trọng đã từng nhận những khoản lót tay hàng triệu USD, trong vụ việc sai phạm đến 3.000 tỷ đồng, có liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long vào năm 2002.

Đó cũng là giai đoạn ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng (2006 – 2015). Khi đó, Bộ Công an dưới sự chỉ đạo của Thượng tướng – Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng, đã tiến hành điều tra vụ án này. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên vụ án phải đóng lại hồ sơ. Để sau đó, đến năm 2013, Bộ Chính trị đã buộc Tướng Hưởng, Cố vấn An ninh – Tôn giáo của ông Ba Dũng, phải nghỉ hưu.

Được biết, Dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra) là một dự án bất động sản, có đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ, với số vốn đầu tư đăng ký lên tới 2,11 tỷ USD, do tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến hơn 1 năm sau, việc xin cấp sổ đỏ của hàng nghìn căn biệt thự tại khu đô thị Ciputra bị gặp trở ngại, do cố tình áp sai thuế một cách nghiêm trọng. Điều đó đã làm thất thoát khoảng 3.000 tỷ đồng nguồn thu ngân sách của thành phố Hà Nội.

Để khắc phục, liên ngành thành phố Hà Nội, bao gồm Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, và Cục thuế Hà Nội, đã phải đi đến thống nhất, ra quyết định đề nghị lãnh đạo Hà Nội thu bổ sung 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất, đối với dự án Ciputra, trong số hơn 3.000 tỷ đồng thất thoát.

Sau Đại hội 12, liên quan đến vụ bê bối này, ngày 22/11/2017, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận số 2923/TB-TTCP, về việc “Quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị, và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà, để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002 – 2014.”

Thông báo kết luận nêu rõ, sai phạm ở dự án này có liên quan đến việc, lãnh đạo Hà Nội thời điểm đó đã cấu kết, thông đồng, nhằm giúp Tập đoàn Ciputra trốn mức thuế áp dụng từ đầu năm 2005. Theo đó, ông Hoàng Văn Nghiên – nguyên Chủ tịch thành phố, và Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng, đã thống nhất ưu tiên cho Tập đoàn Ciputra nộp thuế theo mức “đặc cách”. Quyết định của ông Nghiên và ông Trọng lúc đó, đã “giúp” Ciputra không phải đóng một khoản thuế khổng lồ.

Có những đồn đoán cho rằng, đổi lại, nhà đầu tư Ciputra (Indonesia) đã “cảm ơn” 2 ông, mỗi ông 2 căn biệt thự của dự án này, và thêm khoản tiền mặt cho mỗi ông 1 triệu USD. Tuy nhiên, với thế và lực quá lớn của Tổng Trọng lúc đó, và sau khi cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, với nguyên nhân đầy “bí hiểm”, từ đó vụ án này đã chìm xuồng.

Được biết, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thời điểm đó từng là Trợ lý của cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng, nên nắm rất chắc về vụ án này. Việc thành phố Hà Nội sáng 3/7, đột nhiên nhắc lại vụ bê bối này, và việc Chủ tịch Tô Lâm về làm việc tại Quân khu 9 – một thánh địa của cựu Thủ tướng Ba Dũng, là vấn đề được công luận hết sức quan tâm.

Phải chăng, đây là đòn “rung cây, dọa khỉ” của Tô Lâm đối với ông Trọng. Đây được coi là đòn knockout cuối cùng, buộc Tổng Trọng phải rút lui trước Hội nghị Trung ương 10, sẽ diễn ra trong tháng 10/2024?

 

Trà My – Thoibao.de