“Cùng đường”, Tô Lâm cưỡng bức Trần Huỳnh Duy Thức!

Trước chuyến đi Mỹ, ông Tô Lâm cho thả một loạt tù nhân lương tâm nổi tiếng, trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng, và ông Hoàng Ngọc Giao. Đây là những trí thức rất có ảnh hưởng đến xã hội hiện nay.

Vậy, vì sao ông Tô Lâm lại thả họ, và thả với mục đích gì?

Dư luận đặt câu hỏi, liệu ông Tô Lâm thật sự muốn thay đổi, hay chỉ dùng những tù nhân lương tâm này để làm công cụ chính trị, trong chính sách ngoại giao của ông? Trước đây, Cộng sản Việt Nam cũng từng cho thả nhiều tù nhân lương tâm trước thời hạn, nhưng đa số là với điều kiện họ phải đi tị nạn ở nước ngoài. Nay, ông Tô Lâm thả một lúc 3 người, lại cho trở về với gia đình, là điều hiếm hoi.

Chắc chắn, việc thả người này là để lấy lòng Mỹ, để cố tỏ ra cho phía Mỹ thấy rằng, ông Tô Lâm đang có thiện chí, đang thay đổi. Tuy nhiên, điều này không lạ với giới quan sát nhân quyền thế giới, bởi sau khi người này, thì ông Tô Lâm lại cho bắt lại những người khác, thậm chí còn bắt nhiều hơn.

Dù biết Cộng sản vốn ma mãnh, nhưng lần này, nhiều ý kiến vẫn hy vọng, ông Tô Lâm thật sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thật thế nào thì cần thời gian để kiểm chứng. Hiện nay, cờ đang trong tay Tô Lâm. Nếu ông không phất để tạo nên dấu ấn lịch sử, thì ông sẽ không còn cơ hội nữa.

Sau khi ra tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã lập tức loan báo trên mạng xã hội rằng, ông bị cưỡng bức ân xá. Như vậy, Tô Lâm vẫn là Tô Lâm, vẫn rất quân phiệt, vẫn xem nhẹ quyền con người, miễn sao đạt được mục đích. Với cách hành động độc tài, muốn làm gì thì làm cho bằng được, kể cả cưỡng bức, thì rất khó để hy vọng vào sự thay đổi ở những con người như vậy.

Có thể hiểu, ông Tô Lâm đang đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc, và bị kẹt giữa 2 cường quốc này. Rất có thể, trong những cam kết mà Việt Nam ký với Mỹ, có những điều khoản mà Bắc Kinh không hài lòng. Đứng giữa 2 cường quốc, có lẽ, ông Tô Lâm chọn làm phật lòng Mỹ, hơn là phật lòng Bắc Kinh.

Hiện Tổng thống Mỹ từ chối tiếp Tô Lâm, vì lý do, phía Việt Nam không thực hiện đúng những cam kết mà Mỹ yêu cầu. Điều mà Việt Nam không làm được theo cam kết với Mỹ, thì chỉ có thể là những điều mà Bắc Kinh không thích. Đảng vẫn chưa thoát khỏi vỏ ốc “sợ Bắc Kinh”, nên rất khó để Mỹ có thể giúp đỡ nhiều hơn.

Bị kẹt trong thế bí về ngoại giao, ông Tô Lâm đã cưỡng bức đặc xá tù nhân lương tâm. Điều này cho thấy sự bế tắc của ông, hơn là thiện chí muốn thay đổi thật sự, ít nhất là cho đến lúc này.

Muốn biết ông Tô Lâm có thực sự muốn thay đổi hay không, thì cần phải “nhìn những gì Tô Lâm làm”, trong những năm tháng tiếp theo, trên cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hầu hết các lãnh đạo trong chính quyền Cộng sản đều biết, theo Phương Tây là tốt cho đất nước. Bằng chứng là họ cho con cái du học ở những nước này, chứ không sang Nga hay sang Tàu. Nhưng vì lợi ích cá nhân, vì giấc mộng cầm quyền vĩnh viễn, họ sẵn sàng đẩy dân tộc vào thòng lọng của Bắc Kinh.

Hy sinh quyền lợi quốc gia, để Đảng duy trì quyền cai trị, và giới lãnh đạo duy trì đặc quyền đặc lợi đang có.

Việc đặc xá cưỡng bức ông Trần Huỳnh Duy Thức, một lần nữa cho thấy, ông Tô Lâm vẫn ưu tiên thỏa mãn những đòi hỏi của Bắc Kinh. Còn với Mỹ, ông chỉ đối phó, chỉ tìm cách gỡ gạc những quyết định bất lợi của Nhà Trắng.

Với tâm thế sợ Tàu nhưng vẫn muốn gần Mỹ, rất khó để Tô Lâm dám đổi mới. Bởi muốn đổi mới thì phải cứng rắn với Tàu, để tự giải thoát khỏi chiếc thòng lọng của họ.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de