Mối quan hệ chính trị trong thế giới hôm nay là “đa ái ngoại giao”

Link Youtube: https://youtu.be/n7FAYUz6_iI

 

 

Ngày 16/9, VOA Tiếng Việt có bài “Quan hệ Việt – Mỹ nâng cấp: Không bạn – thù, mà “đa ái”’.

VOA đề cập đến luồng quan điểm cho rằng, Mỹ bắt tay với Việt Nam để “chống Trung Quốc” và Hà Nội đang tìm cách “thoát Trung” khi tiến gần hơn với Mỹ.

VOA dẫn quan điểm của Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Đông Nam Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ (USIP), cho rằng, nhận định trên không hoàn toàn chính xác, hay nói đúng hơn là chưa đủ, bởi mối quan hệ Việt – Mỹ có rất nhiều nội dung đặc biệt và quan trọng khác, ngoài vấn đề an ninh – quốc phòng.

Tiến sĩ Wells-Dang phân tích, “Rõ ràng bây giờ, Việt Nam có một chiến lược phát triển kinh tế liên quan đến công nghệ cao. Chính cái này là Việt Nam muốn tăng cường cộng tác với Mỹ. Có người nói, để Việt Nam tránh cái bẫy thu nhập trung bình, thì Việt Nam phải hợp tác với Mỹ và các nước giàu hơn. Nếu cộng tác với Trung Quốc và các nước xung quanh ở châu Á thì rất khó phát triển tiếp.”

Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ cũng có những quan hệ đặc biệt khác, như hàng triệu người Việt đã sang Mỹ tị nạn sau chiến tranh và trở thành công dân Mỹ, các chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh, bên cạnh những chương trình hợp tác về giáo dục – đào tạo…

Chính Tổng thống Biden nói rất rõ rằng, việc tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam không phải là vì Trung Quốc hay chiến tranh lạnh mới, mà là một cách để tiếp tục ủng hộ sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam và Đông Nam Á”, Tiến sĩ Wells-Dang nói.

Ông cho rằng, sau những trải nghiệm chiến tranh thương đau trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã có những tính toán “thực dụng”.

“Họ biết rằng, các cường quốc có lợi ích xung đột nhau. Thay vì liên minh với một cường quốc này để chống lại một cường quốc khác, vốn đã gây ra những hậu quả tai hại như vậy ở một nước Việt Nam bị chia cắt (trong chiến tranh), họ sẽ tìm cách hợp tác với tất cả mọi người”, Tiến sĩ Wells-Dang nhận định.

Mục tiêu này được xác định tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VII vào năm 1991, khi Hà Nội tuyên bố “trở thành bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

Xét về phía Mỹ, Tiến sĩ Wells-Dang cho rằng, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào năm 2015, dưới thời Tổng thống Obama, là một thời điểm rất quan trọng.

 

Tổng thống Biden gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng ngày 10/9

 

Vì đây là lần đầu tiên, Mỹ tôn trọng Đảng Cộng sản Việt Nam (trong tư cách) là lãnh đạo”, ông nói.

Trước đó, theo lời Tiến sĩ Wells-Dang, những chuyến thăm gặp thường là với người đứng đầu nhà nước, chứ không phải với một lãnh đạo Đảng Cộng sản.

Tiến sĩ Wells-Dang tin rằng, một khi mối quan hệ giữa hai bên chặt chẽ hơn, hai phía sẽ có nhiều cơ hội “trao đổi” với nhau hơn, để giải quyết những khúc mắc và khác biệt, chẳng hạn như vấn đề nhân quyền.

Tiến sĩ Wells-Dang cho biết, 2 điều có thể quan sát thấy và ngầm hiểu trong những diễn biến chính trị tại Việt Nam thời gian qua. Một là chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng. Trong chuyến đi này, chắc chắn phía Việt Nam giải thích với Trung Quốc về chính sách đối ngoại độc lập của họ, để Trung Quốc chấp nhận việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ. Thứ hai là việc thay ngựa giữa dòng, những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm về Mỹ và phương Tây bằng các lãnh đạo trước. Nhưng chính vì thế, có thể họ muốn cho thấy là, bây giờ dù ai lãnh đạo thì cũng sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại của Việt Nam từ trước.

Ông Wells-Dang nói, mối quan hệ Mỹ – Việt hiện tại cho thấy, các mối quan hệ chính trị trong thế giới hôm nay không đơn thuần chỉ là “bạn – thù” nữa, mà nổi lên hình thái “đa ái trong ngoại giao” – làm bạn với tất cả.

Do đó, nếu xét trên khía cạnh này, sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ, nếu Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, Nga và các nước khác, thì điều này, theo ông, cũng là bình thường.

Về lòng tin giữa Hà Nội và Washington, Tiến sĩ Wells-Dang nói:

“Chưa nói được là lãnh đạo hai nước nghĩ gì. Mình chỉ biết là họ nói gì và làm gì. Nhưng suy nghĩ thì có thể vẫn có một số lo ngại trong đầu. Thứ hai, cả Mỹ và Việt Nam không phải hoàn toàn giống nhau và cả giữa những bộ ngành khác nhau ở Việt Nam thì có những quan điểm khác nhau…”

 

Thu Phương – thoibao.de

 

>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?

>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?

>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản

>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”

Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự