Vì sao chưa kịp mai táng Tổng Trọng

Lễ Quốc tang cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tổ chức trong 2 ngày 25 và 26/7. Theo kế hoạch, lễ viếng và lễ truy điệu sẽ tổ chức vào ngày 25/7. Sau đó, lễ an táng Tổng Trọng sẽ diễn ra tại Nghĩa trang Mai Dịch, vào chiều 26/7.

Như vậy, theo nguyện vọng của bà Ngô Thị Mận và gia đình, đưa thi hài của Tổng Trọng về quê nhà tại xã Ðông Hội, huyện Đông Anh để chôn cất, đã không thành hiện thực. Cũng như mong muốn cuối đời của ông Trọng, được về quê yên nghỉ, đã không thành.

Điều đó cho thấy, dường như, Tổng Trọng đã chịu “thiệt thòi” hơn các lãnh đạo cao cấp khác của Đảng, như cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hay trước đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những người này đã được chôn cất ở quê nhà, với những khu mộ hoành tráng, lên tới hàng chục hecta đất của Nhà nước.

Đó là lý do, công luận đã đặt câu hỏi:

“Tại sao, Tổng Trọng – nhân vật có quyền lực, được đánh giá là chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh hay cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, lại bị các đàn em trong Đảng đối xử “cạn tàu, ráo máng” đến như vậy?”.

Một nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, Bộ Chính trị đã họp và bàn bạc với gia đình ông Trọng, đưa ra yêu cầu kể trên, nên cuối cùng, bà Ngô Thị Mận cùng gia đình đành phải chấp nhận trong miễn cưỡng.

Có 2 lý do khiến Bộ Chính trị phải thống nhất, yêu cầu gia đình Tổng Bí thư đổi ý, đưa thi hài ông Trọng về an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Lý do thứ nhất, theo nhà báo Quốc Anh tiết lộ, sau cái chết của các ông Trần Đại Quang, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, và trước đó là Võ Nguyên Giáp, dư luận đã râm ran về việc xây dựng mồ mả tốn kém tiền bạc, đất đai của địa phương, chẳng khác gì các quan lại thời phong kiến, và Tổng Trọng muốn chấn chỉnh việc này.

Khi Lê Khả Phiêu chết, bản thân ông, gia đình, và lãnh đạo Thanh Hoá, cũng muốn đưa ông Phiêu về quê nhà an táng. Nhưng khi đó, Tổng Trọng có ý kiến, “Nhà nước đã có khu nghĩa trang Mai Dịch để an táng các vị khai quốc công thần”, vì thế, ông Lê Khả Phiêu phải đưa về nghĩa trang Mai Dịch để “nêu gương”.

Đến lượt Tổng Trọng, chẳng lẽ lại để gia đình an táng ông Trọng tại quê nhà? Bộ Chính trị sẽ ăn nói với gia đình ông Lê Khả Phiêu thế nào?

Nguyên nhân thứ 2, một nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, đó là “Mộ phần ông Trọng có nguy cơ bị xâm hại, nên đã phải nhờ đến quân đội xử lý”. Theo đó, tờ trình của Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã đưa ra cảnh báo, nếu đưa thi hài Tổng Trọng về quê chôn cất, thì bắt buộc phải có chòi canh gác, và xây khu nhà ở cho lực lượng cảnh vệ, với số tiền tổng chi phí không nhỏ.

Tờ trình của Trung tướng Trần Hải Quân – Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Bộ Công an cho biết, để tránh thi hài và mộ phần bị xâm hại bởi các thế lực thù địch, sẵn sàng phá hoại lễ Quốc tang, và nơi an nghỉ của ông Nguyễn Phú Trọng. Bộ Công an đề nghị Quân đội tham gia hợp tác bảo vệ, trong thời gian tổ chức tang lễ. Và sau khi chôn cất, cần có người bên Quân đội túc trực bảo vệ, trong thời gian 6 tháng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Tổng Trọng là người  kiên định với Chủ nghĩa Marx – Lenin, được cho là những kẻ vô thần. Nhưng mới đây, hình ảnh bàn thờ tạm của ông được cho là đặt tại tư gia, được lan tỏa trên mạng xã hội, cho thấy, gia đình Tổng Bí thư, có lẽ theo hệ phái thuộc Mật tông Tây Tạng – là những Phật tử “xịn xò”.

Việc Bộ chính trị quyết định đưa Tổng Trọng về Mai Dịch, là điều chính xác. Để thực hiện trọn vẹn tinh thần Cộng sản của ông Trọng, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Khi sống theo Đảng thì đến chết cũng theo Đảng, nên không thể được đưa về chôn ở quê nhà cùng với ông bà tổ tiên được.

 

Trà My – Thoibao.de