Sự ra đi của ông Trọng – người vốn đóng vai trò là “trung tâm đoàn kết” trong Đảng, sẽ dẫn đến việc chuyển giao quyền lực cho Tô Lâm không suôn sẻ như mong muốn.
Chủ tịch Tô Lâm – một nhân vật được đánh giá là quyền lực nhất hiện nay, cũng có rất nhiều kẻ thù trong Ban lãnh đạo cấp cao. Liệu những người từng là nạn nhân của Tô Lâm và Tổng Trọng, có tập hợp, để hình thành một liên minh nhằm tính sổ với Tô Lâm một cách sòng phẳng hay không?
Trong cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng 14, Chủ tịch nước Tô Lâm – trên cương vị tạm quyền, lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, rõ ràng chiếm lợi thế hơn. Tuy nhiên, việc Bộ Chính trị “giới hạn” theo trách nhiệm, quyền hạn, lại trở thành những ràng buộc đối với ông Tô Lâm, khi không còn sự hậu thuẫn quyền lực của Tổng Trọng.
Theo giới phân tích, trong thời điểm hiện nay, sự cạnh tranh quyền lực trong nội bộ Đảng sẽ gia tăng mạnh mẽ. Đồng thời, Chủ tịch Tô Lâm cũng đang phải đối mặt với sự phản đối trong nội bộ, điều đó sẽ có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kế nhiệm.
Hiện nay, 2 ứng viên là ông Tô Lâm và Phạm Minh Chính có nhiều điểm tương đồng. Cả 2 đều là lãnh đạo từ ngành Công an đi lên, và cùng có 2 nhiệm kỳ là uỷ viên Bộ Chính trị. Thủ tướng Phạm Minh Chính – một nhân vật thân Bắc Kinh, được cho là sẽ được Trung Quốc lựa chọn và ủng hộ, để trở thành người thay thế cho Tổng Trọng.
Theo giới thạo tin, Thủ Chính không thể đối đầu với Tô Chủ tịch về mặt quyền lực. Bởi ông Tô Lâm có thế mạnh rất lớn trong khả năng tiếp cận thông tin tình báo, và thông tin nhạy cảm, là hồ sơ đen của các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước Việt nam.
Hơn ai hết, ông Chính hiểu rõ những tỳ vết của mình trong quá khứ. Những bê bối liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC – người đã từng gây ra cho Thủ tướng Chính không ít phiền toái.
Theo một số nhận xét, đó là lý do, trong thời gian gần đây, ông Chính được cho là đã liên tiếp có các quyết định ủng hộ không giới hạn đối với Chủ tịch Tô Lâm và Bộ Công an, tới mức, khiến công luận phải nghi ngờ. Thủ Chính làm như vậy để lấy lòng Tô Chủ tịch, nhằm khẳng định tính bền vững của liên minh “hời hợt” giữa 2 bên.
Ngược lại, sau lưng ông Tô Lâm, Thủ Chính đã có hàng loạt các động thái, ve vãn giới chức tướng lĩnh Quân đội, để tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng chính trị đầy tiềm năng và quan trọng này.
Ông Phạm Minh Chính được đánh giá là một chính khách có nhiều mưu mô, xảo quyệt, là một con tắc kè hoa liên tục đổi màu. Nếu ông Tô Lâm không cảnh giác, thì có thể trở thành nạn nhân của Thủ Chính.
Theo một số nhận định, trước Hội nghị Trung ương 7, khóa 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cho là đã tìm mọi cách, sử dụng “con bài” Nhàn AIC, với mưu đồ hất ông Chính ra khỏi ghế Thủ tướng. Và để đối phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính được cho là đã sử dụng hồ sơ các sai phạm của ông Trọng cách đây hơn 20 năm, thời ông Trọng còn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đây là một “vết chàm” lớn nhất của ông Trọng, liên quan đến sai phạm làm thất thoát đến 3.000 tỷ trong Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội.
Cũng theo một số đánh giá, đây là một đòn kết liễu chết người của Thủ Chính đối với Tổng Trọng, mà Chủ tịch nước Tô Lâm cần phải coi đó là bài học, cảnh giác cho mình trong hoàn cảnh rối ren như hiện nay./.
Trà My – Thoibao.de