Link Video: https://youtu.be/Gnhuh9UsWtA
Ngày mùng 2 Tết, trên báo Nhân dân có bài viết, “Ngành nội chính Đảng – 10 năm tái lập và phát triển”. Như hầu hết những bài báo của Cộng sản, họ chỉ nói về ngành này toàn màu hồng, toàn thành tích sau 10 năm tái lập. Nhưng thực tế có như vậy hay không? Thoibao.de sẽ đưa ra góc khuất mà chính quyền Cộng sản không muốn nói. Báo tự do là như vậy, sẽ nói những gì Đảng Cộng sản muốn giấu.
Mục đích của ông Nguyễn Phú Trọng là lập ngành nội chính để có công cụ tấn công và phe Ba Dũng – phe mạnh nhất thời đấy. Khi mới nắm chức Tổng Bí thư, quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng dưới cơ Nguyễn Tấn Dũng. Nguyên nhân là trong suốt 5 năm nhiệm kỳ Tổng Bí thư thứ hai, ông Nông Đức Mạnh đã để cho Nguyễn Tấn Dũng lấn lướt. Chưa bao giờ ghế Tổng Bí thư mà yếu như thời ông Nông Đức Mạnh.
Kế thừa chiếc ghế của Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Phú Trọng với đầu óc đa mưu túc kế hơn người, nên ông biết, cứ trực tiếp đối đầu với Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ không thắng, và ông đã tìm đến Nguyễn Bá Thanh để lôi kéo. Trong lúc Nguyễn Bá Thanh đang muốn về Trung ương nên đã nguyện làm lính tuyên phong cho ông Nguyễn Phú Trọng. Đổi lại, ông Nguyễn Phú Trọng tái lập lại Ban Nội chính Trung ương và giao cho Nguyễn Bá Thanh nắm giữ. Ghế Trưởng Ban Nội chính dành cho Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng giao cho Nguyễn Bá Thanh trước rồi dự định sẽ giới thiệu Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị sau.
Ngoài ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Phú Trọng cũng kéo Vương Đình Huệ lúc đó đang làm Bộ trưởng Bộ Tài chính dưới thời Nguyễn Tấn Dũng về Ban Bí thư, và ông tái lập Ban Kinh tế Trung ương, giao cho Vương Đình Huệ làm Trưởng ban. Ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng là dùng Vương Đình Huệ moi ra sai phạm về kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng, dùng Nguyễn Bá Thanh moi ra các sai phạm liên quan đến công tác bổ nhiệm và các hành động hối lộ.
Trong tay ông Trọng có 2 lính tiên phong, nhưng thực chất chỉ có một lính dám nói dám làm, đó là Nguyễn Bá Thanh. Còn ông Vương Đình Huệ thì biết rõ Nguyễn Tấn Dũng nguy hiểm như thế nào, nên co vòi không dám ra mặt đối đầu với Nguyễn Tấn Dũng.
Đầu năm 2013, trong một lần họp Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cao hứng tuyên chiến với thế lực tham nhũng đương thời bằng câu nói nổi tiếng là “hốt liền không nói nhiều”. Đến phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng cuối năm 2013, mục đích của ông Nguyễn Bá Thanh là muốn “hốt liền” vố đầu tiên. Nhưng rất tiếc, sau đó ông Nguyễn Bá Thanh bị nhiễm bệnh và qua đời vào cuối năm 2014, để lại Ban Nội chính như rắn mất đầu.
Sau 10 năm tái lập Ban Nội chính, Ban này trải qua 2 đời Trưởng ban, trong đó, đời đầu tiên phải bỏ mạng vì dám chiến với “cọp dữ”. Đến thời ông Phan Đình Trạc thì cọp dữ đã bị loại khỏi vũ đài chính trị. Và từ đó cho đến nay, vẫn chưa có một “cọp dữ” thứ hai nào dám đối đầu với ông Nguyễn Phú Trọng. Hầu hết các Tứ trụ sau thời ông Nguyễn Tấn Dũng đều khá yếu ớt trước ông già 80 tuổi đã qua hai lần “đột quỵ” này.
Cái may cho ông Phan Đình Trạc là khi ông làm Trưởng Ban Nội chính không còn ai đủ sức mạnh như Nguyễn Tấn Dũng. Nếu có thì có lẽ ông Trạc cũng theo chân ông Nguyễn Bá Thanh. Bởi Ban nội chính lúc này đang lục lọi những sai phạm của phe đối nghịch, đặc biệt là trong quân đội.
Ông Phan Đình Trạc chĩa mũi dùi vào quân đội với lời tuyên bố rằng, “Xử lý nghiêm minh cả cán bộ cấp cao, cán bộ cấp tướng”. Không biết ông Trạc có dám lật lại những trang hồ sơ về hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm Kilo trị giá 2 tỷ đô la có dính đến Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Chí Vịnh hay không? Nguyễn Tấn Dũng bây giờ là cọp đã bị “nhổ nanh”, nhưng vẫn không thể coi thường. Nếu không biết lượng sức, Ban Nội chính lại có một “Nguyễn Bá Thanh” thứ hai, thì lúc đó, một lần nữa Ban Nội chính lại như “rắn mất đầu”.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Có phải Việt Nam đang bước vào thời kỳ rối loạn chính trị?
>>> Cái giá bắt tay Tập: Trọng thêm sức, ngư dân gặp hiểm nguy. Hoàng Sa ác mộng do ai?
>>> Ngày Tết: Thượng tầng quan quyết tử, hạ tầng dân choảng nhau, ngàn người nhập viện
Tổng xúi, mùng Hai, song Tô vung kiếm dọa