Nhiều chỉ đấu cho thấy, theo chỉ đạo của ông Tô Lâm, cuộc thanh trừng đối với phe cánh Nghệ Tĩnh đã đang được Bộ Công an khởi động. Sắp tới, sẽ lại có nhiều con cá mập sẽ được tống vào lò theo đúng quy trình.
Theo giới thạo tin, khả năng cao, kẻ bị gọi tên sắp tới là Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cựu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Ngày 20/6, báo VietNamnet loan, “Trình Quốc hội dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới”. Bản tin cho biết, chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.
Tại buổi thảo luận ở tổ, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải – Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, đã phản ánh việc, có nhiều mỏ khoáng sản do Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép, nên không thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương. Cụ thể, ở khu vực xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, có mỏ vàng với trữ lượng lớn nhất nhì Việt Nam.
Điều vừa kể có liên quan gì đến những thông tin trên mạng xã hội rằng, 2 phe Nghệ An và Hà Tĩnh – bệ đỡ, đồng thời là lực lượng ủng hộ tuyệt đối cho Tổng Trọng, đang là mục tiêu của ông Tô Lâm và Bộ Công an.
Sau Đại hội 12, ông Trần Hồng Hà giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường trong hơn 6 năm. Đến đầu năm 2023, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng. Người kế nhiệm ghế Bộ trưởng của ông Hà, là ông Đặng Quốc Khánh – con trai cựu Bí thư Hà Tĩnh Đặng Duy Báu.
Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm quản lý về đất đai, tài nguyên khoáng sản… Do đó, Bộ này có quyền “ban phát” rất lớn, đối các doanh nghiệp và cá nhân. Cần nhắc lại, ông Trần Hồng Hà là người đã bảo vệ cho Tập đoàn luyện kim Formosa Hà Tĩnh, trong việc gây ra thảm hoạ môi trường ở khu vực Bắc miền Trung vào năm 2016.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã từng 2 lần đề nghị thi hành kỷ luật, kiểm điểm, đối với Tổ chức Đảng và đảng viên của Bộ Tài nguyên Môi trường. Cụ thể, lần thứ nhất là vào tháng 4/2017, và lần thứ 2 là vào ngày 21/12/2022.
Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tại kỳ họp thứ 24, đã kết luận, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên Môi trường, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ này phạm phải nhiều sai phạm, trong chính sách về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, cũng như trong thực hiện một số dự án đầu tư công…
Ngoài ra, ông Trần Hồng Hà còn phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc để người Trung quốc thâu tóm đất đai ở Việt Nam. Cụ thể, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14, nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm đến chuyện người Trung Quốc đang ào ạt thu gom đất ở Việt Nam.
Báo Thanh Niên ngày 22/5/2020, có bài viết: “Người Trung Quốc “núp bóng” mua đất khu vực trọng yếu: Dân rất quan tâm”. Bài viết cho hay:
“Trong báo cáo trả lời chất vấn cử tri gửi tới Quốc hội, Bộ Quốc phòng cho biết, người Trung Quốc đang sở hữu hơn 162.000 ha đất tại Việt Nam, trong đó, có khoảng 6.300 ha đất biên giới, ven biển.”
Vậy mà, khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà vẫn nói rằng, “Không biết và chưa thấy gì”.
Công luận đặt câu hỏi, tại sao, Bộ trưởng Hà – người chịu trách nhiệm chính về quản lý đất đai và tài nguyên quốc gia, lại không biết, hay giả vờ không biết, về việc người Trung Quốc đang thâu tóm tài đất đai Việt Nam? Hơn nữa, Bộ trưởng Hà đã 2 lần bị kết luận “có khuyết điểm”, tuy nhiên ông lại không hề bị kỷ luật, mà vẫn leo được lên chức Phó Thủ tướng?
Theo giới thạo tin, nhóm lợi ích Hà Tĩnh và Nghệ An, gọi chung là phe Nghệ Tĩnh, được Tổng Trọng hết sức ưu ái trong việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo. Với số lượng uỷ viên Trung ương, uỷ viên Bộ Chính trị vượt trội, cụ thể: “Sau Đại hội khóa 13, có 200 uỷ viên Trung ương, thì Hà Tĩnh chiếm 12, Nghệ An chiếm 14. Bộ Chính trị có 18 thành viên, thì Nghệ Tĩnh được 4 trong đó Nghệ An 3, Hà Tĩnh 1.”
Đó là chưa kể tới các chức vụ Bộ trưởng của các Bộ “béo bở, màu mỡ” khác, cũng được chia cho phe Nghệ Tĩnh.
Công luận mong mỏi, ông Trần Hồng Hà cũng như các quan tham khác sớm bị xử lý. Đồng thời, cần làm rõ về việc, hàng loạt sai phạm của các lãnh đạo phe Nghệ Tĩnh, trong đó, có nhiều sai phạm “rất nghiêm trọng”, nhưng được Tổng Trọng che chắn và bảo kê nên đều thoát tội.
Đã có những cáo buộc cho rằng, “ông Trần Cẩm Tú đã từng nhận 2 triệu USD của bà Hoàng Thị Thúy Lan – cựu Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn.”
Nhưng cho đến lúc này ông Trần Cẩm Tú vẫn bình an vô sự?
Trà My – Thoibao.de