Tô Đại xử lý Đặng Trung Hoành trong vụ nhận 64 tỷ đồng với ý đồ gì?

Vấn đề chuyển giao quyền lực cho Chủ tịch Tô Lâm trong nội bộ Đảng Cộng sản, được đánh giá là chưa suôn sẻ. Xu thế chung của phần còn lại trong Đảng, trừ phe Hưng Yên, là không ủng hộ phương án, để Chủ tịch Tô Lâm kiêm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư.

Theo giới quan sát, ông Tô Lâm đã không nhận được sự ủng hộ của đa số lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhất là giới tướng lĩnh Quân đội và phe Nghệ Tĩnh. Do vậy, để kết quả không bị đảo ngược, Chủ tịch Tô Lâm và Bộ Công an phải sử dụng các hành động răn đe để ngăn chặn.

Ngày 22/7, báo Dân Trí loan tin: “Người nhận 64 tỷ đồng từ Tập đoàn Phúc Sơn đã bị xử lý ra sao?”. Theo đó, chiều 22/7, tại buổi họp báo Quý 2 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức. Ông Lê Thành Phương – Phó Chủ tịch huyện Mang Thít, đã thông tin về vụ việc liên quan đến ông Đặng Trung Hoành – cựu Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, bị khởi tố về hành vi “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Theo cơ quan chức năng, ông Đặng Trung Hoành là người nhận 64 tỷ đồng, trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn.

Theo đó, trong giai đoạn ông Võ Văn Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, từ năm 2011 đến năm 2014, thông qua Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang thít tỉnh Vĩnh Long, Tập đoàn Phúc Sơn đã biếu ông Võ Văn Thưởng số tiền tổng cộng 64 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Tập đoàn Phúc Sơn của Hậu “pháo”, không có bất kỳ dự án đầu tư nào tại Vĩnh Long. Khoản hối lộ 64 tỷ vừa kể, được cho là khoản “lại quả”, khi Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư tại Quảng Ngãi, trong thời gian ông Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy.

Với những bằng chứng rõ ràng, không thể chối cãi, của Cơ quan Điều tra Bộ Công an, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phải “tâm phục, khẩu phục” để xin thôi chức. Và kể từ đó, một chính khách cấp cao, trẻ nhất trong Ban lãnh đạo Việt Nam, đã biến mất khỏi chính trường.

Theo giới phân tích, việc Tô Lâm trở thành Chủ tịch nước là điều bắt buộc, nếu ông muốn có tên trong danh sách nhân sự “chủ chốt” cho Đại hội 14. Tuy nhiên, trước tháng 5/2024, ông Tô Lâm dường như không muốn trở thành Chủ tịch nước, khi chưa đảm bảo được người kế nhiệm ông ở Bộ Công an là người thân tín của ông.

Đó là lý do, khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải ra đi, đầu năm 2023, Tô Lâm đã dứt khoát từ chối nhận chức này, và ông Võ Văn Thưởng đã giành được cơ hội.

Tuy nhiên, ông Thưởng cũng chỉ tại vị hơn 1 năm. Ông Thưởng đã trở thành Chủ tịch nước có thời gian tại vị ngắn nhất. Nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ nổ lực trở thành Tổng Bí thư của Tô Lâm.

Việc lâu nay, Bộ Công an vẫn áp dụng một phương pháp giống nhau, đó là xử lý sai phạm của cấp dưới, để từ đó, truy tiếp lãnh đạo cấp trên, trực tiếp liên quan đến trách nhiệm chính trị của người đứng đầu. Trường hợp của ông Võ Văn Thưởng, và sau đó là của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hay Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai… đều tuân thủ một quy trình như vậy.

Do đó, thông tin về Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít Đặng Trung Hoành, người có liên quan đến việc cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhận hối lộ, được xem là cảnh báo, cũng như là sự răn đe, đối với lãnh đạo cấp cao của Đảng chưa bị lộ.

Theo giới phân tích quốc tế, ông Tô Lâm là người trực tiếp chống tham nhũng, cũng là người sẽ tiếp tục sự nghiệp của Tổng Trọng. Nhưng ông Tô Lâm luôn bộc lộ bản chất là một lãnh đạo chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của mình và phe cánh.

 

Trà My – Thoibao.de