Đám tang Tổng Trọng, vì sao Ba Dũng không kìm được niềm vui?

Chính trường của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 15 năm qua, đã chứng kiến nhiều cặp đấu sinh tử. Nhưng có lẽ, cặp đấu để lại dấu ấn lớn nhất, là cặp Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Tấn Dũng, giai đoạn 2011 – 2016.

Trong cuộc đời đầy chiến tích của ông Trọng, duy nhất chỉ có Nguyễn Tấn Dũng làm cho ông Trọng phải bật khóc. Bởi vì, dù đã vận động hết khả năng, nhưng lúc đó, ông Trọng không thể loại được đối thủ này ra khỏi vũ đài chính trị. Việc này xảy ra tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 11.

Trong 5 năm của nhiệm kỳ đầu, thì hết 4 năm, ông Trọng không thể vượt ông Nguyễn Tấn Dũng. Mãi đến nửa cuối năm 2015, thì thế và lực của Nguyễn Phú Trọng mới đảo chiều, và ép được Nguyễn Tấn Dũng phải rời chính trường trong sự uất hận.

Càng uất hận hơn nữa, khi ông Trọng lớn tuổi hơn, nhưng nhởn nhơ ngồi lại Bộ Chính trị, còn Nguyễn Tấn Dũng trẻ hơn, thì lại phải từ giã cuộc chơi. Ông Dũng thua ở phút thứ 89 của trận đấu, khi sắp diễn ra Đại hội 12.

Cặp đôi “oan gia” Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Tấn Dũng, vẫn còn nhiều “ân oán”, kể cả sau khi ông Dũng đã về “làm người tử tế”.

Đỉnh điểm là vào ngày 14/5/2019, khi ông Trọng đã nắm trọn 2 chức vụ tối cao, với quyền lực tuyệt đối, ông ung dung tiến vào Kiên Giang thăm thú. Chẳng biết do trời hại hay người hại, mà sau đó, ông Trọng gục ngã ngay tại Kiên Giang, khiến Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, phải điều trực thăng của Quân khu 7 xuống, chở ông Trọng về Bệnh viện Chợ Rẫy. Có lẽ, người của ông Trọng lo rằng, để ông nằm ở Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, thì sẽ không an toàn tính mạng chăng? Bởi đây là thánh địa của cha con nhà Ba Dũng.

Nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không an tâm, vì dù sao, đây cũng là thánh địa của các nhóm lợi ích miền Nam. Đặc biệt là gia tộc Lê – Trương rất ảnh hưởng ở đất này. Nên sau đó không lâu, ông Trọng được đưa về Bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội, và mời bác sĩ giỏi từ Trung Quốc sang chăm sóc.

Tuy báo chí nhà nước thông báo, ông Trọng bị “đột quỵ”, nhưng không mấy ai tin là thật. Bởi chính quyền này đã luật hóa đối với thông tin về sức khỏe của lãnh đạo, vào diện “tối mật”.

Hơn nữa, với cách vội vã đưa ông Trọng rời khỏi Kiên Giang, cho thấy, có sự không tin tưởng vào Bệnh viện Kiên Giang.

Sau lần gục ngã ở Kiên Giang, sức khỏe của ông Trọng bị tổn hại rất nhiều. Ông mãi mãi không thể lấy lại phong độ trước đó. Như vậy, lần gục ngã tại Kiên Giang không khiến cho ông Trọng chết ngay, nhưng cũng khiến cho ông tiến đến gần nấm mồ hơn. Có lẽ, Ba Dũng không được như ý trong lần đó, nhưng phần nào đó, ông cũng hài lòng vì đối thủ của ông phải sống cuộc đời “tật nguyền” cho đến chết.

Bình phục sau khi thoát chết, ông Trọng đã đánh vào Nguyễn Thanh Nghị. Đấy là năm 2020, ông Nghị bị kết luận sai phạm đất đai ở Kiên Giang, và bị thuyên chuyển về Bộ Xây dựng làm Thứ trưởng. Bí thư tỉnh có cấp hàm ngang bộ trưởng, nhưng ông Nghị ra Hà Nội làm Thứ trưởng, là một hình thức giáng chức. Tuy nhiên, đến Đại hội 13, năm 2021, Phạm Minh Chính bất ngờ đánh bại Vương Đình Huệ, giành được chức Thủ tướng. Sau đó, Nguyễn Thanh Nghị được bố trí ghế Bộ trưởng Bộ Xây dựng – cấp bậc ngang với Bí thư tỉnh trước đó của Nghị.

Ngày 25/7 vừa qua, trong đám tang ông Nguyễn Phú Trọng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không giấu được niềm vui. Có lẽ, ông Ba Dũng đợi ngày này quá lâu, nên ông mới vui ra mặt như thế. Lẽ ra, ngày vui đấy đã diễn ra từ hồi tháng 5/2019 tại Kiên Giang, nhưng cuối cùng, phải đợi đến 5 năm sau thì niềm vui mới đến với ông Ba Dũng. Ông vui đến mức không thể giấu được, thì rõ ràng, đấy là niềm vui quá lớn.

Thoibao.de