Tô Lâm căng thẳng khi Điều tra Hình sự Quân đội khẳng định, kiên quyết không bỏ lọt tội phạm

Các tướng lĩnh Quân đội là lực lượng duy nhất có thể kiềm chế và điều chỉnh tham vọng quyền lực của Chủ tịch nước, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Ngày 18/7, Bộ Chính trị dưới sự thao túng của Chủ tịch Tô Lâm, đã nhanh chóng ra thông báo, xác nhận quyền lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, thuộc về Tô Lâm.

Việc ông Tô Lâm gấp rút xác nhận quyền lực tối cao trong Đảng, cho thấy, sự vội vã quá mức, và là điều chưa từng có tiền lệ, khi Tổng Trọng chưa chính thức được xác nhận qua đời.

Trong thời điểm hiện tại, ông Tô Lâm được cho là có quyền lực nhất trong Đảng. Song, nếu chiếu theo Điều lệ Đảng, người thay thế cho Tổng Bí thư, để điều hành tạm thời trong thời gian “vắng mặt”, sẽ là Thường trực Ban Bí thư, cho đến khi Đảng tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương bất thường, để chỉ định người thay thế cho chức vụ Tổng Bí thư.

Nghĩa là, về danh chính ngôn thuận, người thay thế Tổng Trọng phải là Đại tướng Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư. Việc Chủ tịch Tô Lâm tự cho mình quyền thay thế Tổng Bí thư tạm thời, sẽ tạo nên một sự bất hòa lớn trong nội bộ Đảng, đặc biệt là giữa ông với giới chức tướng lĩnh của quân đội.

Chủ tịch Tô Lâm bắt buộc phải làm “tắt” như vậy, để giành quyền là người giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương Đảng, và Đại hội 14 sắp tới. Bởi theo quy định, Tổng Bí thư khóa cũ sẽ giới thiệu nhân sự “chủ chốt” cho Đại hội Đảng, trong đó có nhân sự Tổng Bí thư.

Đó là lý do vì sao, trong việc tổ chức Lễ Quốc tang cho Tổng Trọng, có sự chia rẽ sâu sắc giữa Ban Đảng của Thường trực Ban Bí thư – Đại tướng Lương Cường, và nhà nước của Chủ tịch nước Tô Lâm.

Theo giới quan sát, trong thời gian gần đây, Chủ tịch Tô Lâm xuất hiện ở nơi công cộng với một khuôn mặt hết sức căng thẳng. Mới nhất, sáng ngày 27/7, ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ, trong đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng vào viếng Lăng Hồ Chí Minh, những hình ảnh từ truyền thông nhà nước cho thấy, sự căng thẳng hiện rất rõ trên khuôn mặt của Chủ tịch Tô Lâm.

Trong khi đó, các nhân vật lãnh đạo cấp cao khác, như Phạm Minh Chính, Trần Thanh Mẫn, Lương Cường, Nông Đức Mạnh, cũng có vẻ mặt mang hình “viên đạn”. Có thể thấy, việc chuyển giao quyền lực trong nội bộ Đảng đối với ông Tô Lâm không “thuận buồm, xuôi gió”, thậm chí còn rất nhiều trở ngại.

Việc ông Tô Lâm bị đánh giá là người không đủ tư cách, đạo đức, để có thể giữ cương vị người đứng đầu Đảng, sẽ là vấn đề khó khăn và thách thức lớn nhất đối với ông. Chắc chắn Thường trực Ban Bí thư Lương Cường sẽ triệt để khai thác, để kích động sự phản đối mạnh mẽ hơn trong giới chức lãnh đạo quân đội.

Trong khi, Thủ tướng Phạm Minh Chính – ứng viên số 2 cho chức Tổng Bí thư, lại có mối quan hệ tốt với Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương – người đang trong vai trò “tọa sơn quan hổ đấu”.

Ngày 25/7, báo Quân đội Nhân dân đưa tin, “Ngành Điều tra hình sự Quân đội quyết tâm không sót lọt tội phạm”. Theo đó, Điều tra Hình sự Quân đội kiên quyết, nghiêm túc, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, để chỉ huy các cơ quan, đơn vị, trong việc phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc, vụ án, đúng quy định của pháp luật, không xảy ra oan, sai, hạn chế bỏ lọt tội phạm.

Trước đó, có nhiều tin đồn cho rằng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đang gây sức ép để cơ quan Điều tra Hình sự Quân đội, lật lại hồ sơ thanh tra Tập đoàn Xuân Cầu của em trai ông Tô Lâm, do đã liên doanh với công ty CityLand – một sân sau của các tướng lĩnh Quân đội để trục lợi.

 

Trà My – Thoibao.de