Đè bẹp Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh đi thêm một bước vững chắc

Vụ án Nhật Cường Mobile dẫn tới việc bắt giữ Nguyễn Đức chung là một hình ảnh của cuộc chiến giữa dân gốc Hà Nội – Chu Ngọc Anh và dân ngoại tỉnh – Nguyễn Đức Chung. Vụ án được đích thân ông Tô Lâm thực hiện nghĩa là vụ án được chỉ đạo bởi Trung ương.

Về việc chỉ đạo các bộ, theo thông lệ thì thủ tướng nhưng riêng 2 bộ là bộ Công An và Bộ Quốc Phòng thì lại được điều khiển bởi tổng bí thư. Về mặt đảng, ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cao nhất trong Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng.

Không ai hiểu Nguyễn Đức Chung bằng Tô Lâm, vì vậy để triệt hạ Nguyễn Đức Chung, Tô Lâm cho lực lượng tin cậy của ông theo dõi những người mà ông Tô Lâm nghi ngờ là do Nguyễn Đức Chung cài vào Bộ Công An. Và kết quả là, ông Tô Lâm đã cho bắt Phạm Quang Dũng, một thuộc cấp của ông Tô Lâm nhưng lại làm việc cho Nguyễn Đức Chung. Nói thẳng ra là ông Tô Lâm đã ra tay “dọn cỏ” tàn tích Nguyễn Đức Chung trong Bộ Công An.

Tô Lâm xưa nay vẫn là người lính trung thành và tận tụy đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng lệnh cho Tô Lâm làm điều gì thì ông sẽ làm gọn ghẽ và chuẩn xác. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin cho thấy nghiệp vụ của ông Tô Lâm thế nào, và vụ này cho thấy vai trò của Tô Lâm trong bàn cờ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng thể nào. Tô Lâm là típ người hễ ông Trọng sai đâu thì ông ta sẽ đánh đó.

Lâu nay người ta chú ý đến việc ông Nguyễn Phú Trọng chiến với Nguyễn Tấn Dũng chứ ít ai để ý ông Trọng còn chiến với những thế lực nhỏ hơn để dọn đường cho đàn em thay thế.

Người ta thường đặt câu hỏi ai đã ra tay đánh Nguyễn Đức Chung bầm dập như vậy? Có thể nói Nguyễn Đức Chung bầm dập như vậy là ai ra tay. Và người đó ra tay với Nguyễn Đức Chung nhằm mục đích gì? Đó chính là ông Trọng, và ông muốn loại Nguyễn Đức Chung là để đưa Chu Ngọc Anh thay thế.

Chu Ngọc Anh tiến thêm bước vững chắc

Chu Ngọc Anh, đối thủ trong bóng tối của Nguyễn Đức Chung?

Chu Ngọc Anh là con người che đậy rất giỏi, một ông Bộ trưởng bộ Khoa Học Công Nghệ mà tranh giành với một chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố là điều ít ai nghĩ đến, có thể nói ngay cả Nguyễn Đức Chung cũng khó mà nhận ra để mà đề phòng.

Người Trung Hoa có câu nói “hãy nhìn xem ai là người được hưởng lợi nhiều nhất thì người đó là hung thủ”. Vâng, trong vụ án Nhật Cường Mobile thì rõ ràng ông Chu Ngọc Anh là người hưởng lợi nhất với chiếc ghế chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố đầy quyền lực.

Cái khôn của ông Chu Ngọc Anh là ông luôn ẩn danh không ra mặt hạ ông Chung. Tuy nhiên ông Anh đã mượn được tay ông Trọng hạ ông Chung. Đó chính là cao thủ trong đấu trường chính trị ĐCS. Nếu công khai ông Chu Ngọc Anh không thể nò chống nổi ông tướng công an Nguyễn Đức Chung.

Điều đáng nói là, cho tới bây giờ, người ta vẫn cứ nghĩ là ông Trọng vì đốt lò làm sạch đảng mà hạ bệ ông Chung. Thực ra bề nổi, người ta không thấy được sự đấu đá giữ ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Đức Chung. Một số nguồn tin riêng cho biết, Chu Ngọc Anh là con người thâm trầm, nhìn mặt rất dễ lầm. Ông ta không ồn ào, miệng cười xởi lởi với mọi người nhưng toang tính thì hơn người.

Ông Chu Ngọc Anh là dân gốc Hà Nội, ông Chu với ông Trọng là đồng hương. Bản thân ông Trọng thì cũng rất muốn nâng đỡ người Hà Nội. Hiện nay người dân gốc Hà Nội có đến 20 ủy viên Trung Ương Đảng, một con số cao kỷ lục. Nếu không có bàn tay ông Nguyễn Phú Trọng thì làm sao Hà Nội lại có nhiều ủy viên trung ương đảng đến thế? Để tiện so sánh thì ngay thành phố lớn nhất nước, TP. HCM chỉ có 2 người là ủy viên trung ương đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng rất địa phương và ông Chu Ngọc Anh đã tận dụng được đặc điểm này để hạ Nguyễn Đức Chung.

Kẻ chiến thắng – Chu Ngọc Anh

Chu Ngọc Anh, đối thủ đáng gờm với bất kỳ ai

Ông Chu Ngọc Anh có khuôn mặt rất giống một nịnh thần trong điện ảnh Việt Nam. Có lẽ đúng vậy thật, những ai thuộc hàng cao thủ nịnh thì rất dễ tiến thân trong chế độ này. Không phải ngẫu nhiên mà ông Chu Ngọc Anh mượn được tay ông Trọng để hạ được Nguyễn Đức Chung.

Nguyễn Đức Chung là một hổ tướng, ăn nói mạnh mẽ không sợ ai vì ông này vốn xuất thân từ công an. Tuy nhiên sức mạnh của ông Chu Ngọc Anh là ở điểm khác, ông Chu có thể sai khiến cấp trên bằng những bài nịnh có một không hai. Đấy là sự khác biệt giữa Chu Ngọc Anh và Nguyễn Đức Chung.

Chu Ngọc Anh 56 tuổi. Là một Tiến sĩ và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII và XIII. Ông vào Trung Ương Đảng một lược với Nguyễn Đức Chung, trước đây ông từng nắm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Cũng như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Chu Ngọc Anh là dân Hà Nội gốc. Ở khía cạnh địa phương thì Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Phú Trọng là người cùng quê. Đó là điều mấu chốt. Được biết, trong ĐCS cũng rất nhiều nhóm lợi ích cấu kết nhau dựa theo quyền lợi địa phương. Nhóm Nghệ An trước đây như ông Nguyễn Sinh Hùng nâng đỡ Vương Đình Huệ là ví dụ. Đó là nhóm lợi ích, hình thành là do ràng buộc quyền lợi mang tính địa phương. Vậy còn ông Nguyễn Đức Chung thì sao?

Ông Nguyễn Đức Chung 54 tuổi, nhỏ hơn ông Chu Ngọc Anh 2 tuổi nhưng đươc xem là một lứa. Ông Chung vốn là Thiếu tướng Giám đốc Công an Hà Nội. Ông Chung cũng vào trung ương đảng một lượt ông Chu Ngọc Anh, tức năm 2016. Ông Nguyễn Đức Chung vốn không phải là người Hà Nội gốc. Ông sinh ra ở Phú Thọ nhưng lớn lên ở Hải Dương. Ấy vậy mà ông sống và làm việc chủ yếu tại Hà Nội và nắm được chức chủ tịch thành phố đầy quyền lực. Chức chủ tịch TP. Hà Nội và chức chủ tịch TP. HCM là 2 chức rất gần với vị trí ủy viên Bộ Chính Trị. Nếu không bị truy tố, rất có thể ông Nguyễn Đức Chung giờ đã là ủy viên bộ chính trị rồi.

Theo lý mà nói Bộ trưởng và Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là ngang vai ngang vế. Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Khoa Học công nghệ là chức không có thực quyền, còn chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thực quyền rất lớn. Ông Chu Ngọc Anh từ Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ mà chuyển sang nắm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là một bước tiến rất dài.

Chu Ngọc Anh củng cố quyền lực

Ngày 23/6, báo chí nhà nước CS Việt Nam cho biết, ông Chu Ngọc Anh tái đắc cử Chủ tịch Hà Nộ với đa số phiếu tán thành Như vậy ông Chu Ngọc Anh sẽ tiếp tục được giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Theo ông Tiến Dũng – Bí thư thành ủy Hà Nội thì nhân sự được giới thiệu để bầu giữ các chức danh lãnh đạo HĐND và UBND thành phố đều đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh cán bộ; có chuyên môn đào tạo phù hợp, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao với công việc chung, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…

Ông Chu Ngọc Anh cho biết, chính quyền nhiệm kỳ mới sẽ tập trung để tạo đột phá trong ba lĩnh vực, trong đó có việc ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị…

Ông Chu Ngọc Anh, 56 tuổi, quê Ba Vì, Hà Nội, là tiến sĩ vật lý; Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII.

Ông từng công tác tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Khoa học Kỹ thuật bưu điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ. Ngày 9/4/2016, tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIII, ông được phê chuẩn làm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ thay người tiền nhiệm là ông Nguyễn Quân.

Ngày 19/8/2020, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015 – 2020. Một tuần sau, ông được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Đây là bước tiến vừng chắc, với tài năng nịnh hót ông Chu Ngọc Anh đã thổi bay tất cả, thổi bay cả ông Nguyễn Đức Chung lừng lẫy.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Lộ gương mặt muốn đẩy Nguyễn Hòa Bình đi để cướp ghế

>>> Nguyễn Thành Phong tung cú đánh quyết định, Nguyễn Văn Thể đỡ thế nào đây?

>>> Nguyễn Phú Trọng dằn mặt phe ba Dũng bằng bản án kịch khung cho Nguyễn Duy Linh?

Người dân nhiều nước tẩy chay vắc-xin Trung Quốc vì chất lượng thuốc và thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT