Vì sao Huệ Vương đi Bắc Kinh lại làm tiêu tan giấc mộng của Tô Đại?

Từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1994, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dựa vào Trung Quốc để nắm giữ và duy trì quyền lực. Câu thành ngữ, “Bắc Kinh đổ mưa thì Hà Nội giương ô”, dùng để chỉ mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng cầm quyền, ở Việt Nam và Trung Quốc.

Chuyến thăm Bắc Kinh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, diễn ra từ ngày 7 đến 12/4, trong bối cảnh, cuộc chiến cung đình Việt Nam đang vào hồi quyết liệt nhất. Việc ông Võ Văn Thưởng buộc phải xin thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 3/2024, được đánh giá là, đã và đang đe dọa ngôi vương của ông Nguyễn Phú Trọng.

Truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ở Bắc Kinh ngày 8/4, Chủ tịch Vương Đình Huệ đã khẳng định, xây dựng quan hệ chiến lược với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.

Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng, đặc điểm nổi bật nhất của quan hệ giữa 2 nước, là quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Đồng thời, ông Tập kêu gọi hai bên nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc – Việt Nam”, nhằm mang lại lợi ích cho việc bảo vệ sự ổn định chính trị giữa hai Đảng, cũng như hệ thống Xã hội Chủ nghĩa toàn cầu.

Từ bài học, Tổng Trọng từ chỗ thất thế trước cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng nhờ dựa hẳn vào Bắc Kinh, nên đã lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục, trước Đại hội 12. Kết quả là, kể từ sau Đại hội 12 năm 2016, Tổng Trọng đã nổi lên, và trở thành một lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối trong nội bộ Đảng.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong những năn gần đây, cũng được đánh giá là một nhân vật “siêu quyền lực”. Kể từ sau Đại hội 12, bằng việc phanh phui hàng loạt các vụ án tham nhũng, Tô Lâm đã dần dần khẳng định vị trí độc tôn – là người thực sự nắm quyền thống lĩnh trên bàn cờ chính trị Việt Nam. Đó chính là lý do, vì sao, mối quan hệ giữa Tổng Trọng và Tô Đại tướng đã xấu đi nhanh chóng, như hiện nay.

Cũng như Tổng Trọng, Tô Lâm cũng dựa vào Trung Quốc để thâu tóm quyền lực. Tuy nhiên, việc cả 2 phe đối kháng nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đều dựa vào một ông chủ Bắc Kinh, có gây mâu thuẫn hay không? Cũng như, trong tương quan thế và lực giữa phe Tổng Trọng với phe Tô Đại tướng, thì ông chủ họ Tập sẽ nghiêng về ai?

Theo giới phân tích, những chuyến đi “con thoi” tới Bắc Kinh gần đây của Tô Lâm, chỉ là mối quan hệ giữa 2 bộ trong chính phủ 2 nước. Ông Tập không gặp gỡ và tiếp riêng Tô Lâm, và đây chính là sự nhẹ ký của phe công an trong cuộc chiến cung đình ở Hà Nội.

Dù rằng, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Trần Tư Nguyên, ngày 10/1/2023, Tô Lâm cũng bày tỏ nguyện vọng, muốn Trung Quốc giúp đỡ, duy trì vị trí cầm quyền tuyệt đối của Đảng Cộng sản và chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Điều này cũng tương tự như đề nghị của Vương Đình Huệ đối với Tập Cận Bình.

Trong quá khứ, ông Tô Lâm có mối quan hệ mật thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – một nhân vật có xu hướng thân phương Tây. Đây là một điểm yếu đã khiến biết bao lãnh đạo cấp cao của Đảng phải “thân bại danh liệt”. Bài học ngã ngựa của Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, trong nhiệm kỳ Đại hội 12, là một gương tày liếp. Đây là một trong những lý do, vì sao Tô Lâm quyết định dựa hẳn vào Trung Quốc, để duy trì và củng cố quyền lực.

Tuy nhiên, “phần còn lại” trong Ban lãnh đạo Đảng hiện nay, sẽ tập hợp xung quanh Tổng Trọng, để chung tay chống lại Tô Lâm, vì chính lợi ích của họ.

Giới thạo tin cho biết, từ lâu, Bắc Kinh đã chuẩn bị một kế hoạch thay thế Tổng Trọng, bằng một nhân vật thân Trung Quốc hơn, thậm chí sắt máu hơn, trong việc duy trì chế độ toàn trị độc đoán ở Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Tổng Trọng và phe Nghệ Tĩnh vốn là bệ đỡ, cũng xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Trong chuyến thăm Hà Nội của ông Tập Cận Bình vào tháng 12/2023, người trực tiếp đưa ông Tập vào lăng viếng ông Hồ Chí Minh, chính là Phan Đình Trạc – một cánh tay đắc lực của ông Trọng.

Trong điều kiện, Tổng Trọng tuổi cao, trí tuệ giảm sút, và đã hết giá trị sử dụng đối với Bắc Kinh; còn ông Tô Lâm ít tuổi hơn, quyền uy mạnh mẽ, sẽ là lựa chọn thay thế tốt, đối với ông Tập.

Nhưng sau chuyến thăm Bắc Kinh của Vương Đình Huệ, khả năng cao, Trung Nam Hải sẽ không giúp Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư tại Đại hội 14.

Nếu đúng như vậy, Tô Lâm hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận một trận “đại cuồng phong”, từ phe Nghệ An và Tổng Trọng.

Lúc đó, ai sẽ cứu Tô Lâm?./.

 

Trà My – Thoibao.de