Kế hoạch “nội công, ngoại kích” chặn Tô Đại vào ghế Tổng Bí thư

Theo giới quan sát, chính trường Việt Nam trong thời gian gần đây, có nhiều diễn biến giống như giai đoạn trước Đại hội 12. Trên mạng xã hội liên tục xuất hiện hàng loạt các thông tin “nhạy cảm” về Chủ tịch Tô Lâm, khiến nhiều người nhớ lại trang Chân dung Quyền lực, hồi năm 2014.

Luật sư, nhà báo Lê Quốc Quân, viết trên trang facebook cá nhân rằng:

“Trên mạng xuất hiện một tấm hình về ông Tô Dũng, Công ty Xuân Cầu, ghép cùng với nhà của ông ấy, và nhà của Tô Lâm. Câu hỏi đặt ra đối với bức hình này là: “Nhà anh hay nhà em, Nhà ai to hơn?”

Theo ông Quân, mức lương của Chủ tịch nước, với hệ số cao nhất là 13,00, vào khoảng 30,42 triệu đồng/tháng, tương đương với 1.200 USD, thì làm sao Tô Lâm có thể mua một căn nhà đắt tiền như vậy.

Nguồn tin nội bộ tiết lộ với thoibao.de một số tin “động trời”, đáng chú ý là một “danh sách tỷ phú đô la Mỹ trong ngành công an”. Theo đó, danh sách này gồm những người giàu nhất, trong ngành hoặc xuất thân từ ngành Công an, chưa kể tới rất nhiều tướng tá chỉ ở hàng triệu phú đô la. Danh sách sắp theo thứ tự người giàu nhất hiện nay, cụ thể:

  1. Tô Lâm, Chủ tịch nước – cựu Bộ trưởng Bộ Công an.
  2. Nguyễn Duy Ngọc – Chánh Văn phòng Trung ương Đảng – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.
  3. Nguyễn Ngọc Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an – nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu.
  4. Nguyễn Đức Chung – nguyên Giám đốc Công an Hà Nội.

Nguồn tin nội bộ còn tiết lộ, Thiếu tướng Trần Văn Thiện, đệ ruột của Vương Đình Huệ, hiện là Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý trại giam C10 – Bộ Công an, sẽ lên nắm giữ chức vụ Cục trưởng Cục C10, kế nhiệm Trung tướng Lê Minh Hùng, anh trai của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, sắp nghỉ hưu.

Theo đó, đại gia “đồ bành” Thân Đức Nam đã đầu tư 2 triệu USD cho Tướng Thiện, để mua chức Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam C10.

Bên cạnh đó, dồn dập có hàng loạt tin xấu liên quan đến Chủ tịch Tô Lâm, trong bối cảnh chuyển giao quyền lực Tổng Bí thư, không được suôn sẻ như dự tính, bất kể giới phân tích quốc tế vẫn khẳng định, Chủ tịch Tô Lâm là ứng viên sáng giá nhất, đã đặt một chân vào ghế Tổng Bí thư.

Một trong những lý do khiến Tô Lâm được Tổng Trọng lựa chọn, và được Bộ Chính trị “tạm” đồng thuận, vì ông là một lãnh đạo ngành Công an có kinh nghiệm, nắm giữ nhiều thông tin mật, kể cả hồ sơ đen về các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Tuy nhiên, Tô Lâm không phải là người trong sạch. Ông bị cáo buộc dính dáng đến vụ bê bối “Mobifone mua 95% cổ phần của Tập đoàn AVG”, làm thất thoát của nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng. Trong vụ án này, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm bị cáo buộc, tiếp tay bằng các công văn “mật” hay “tuyệt mật”, để cản trở việc thanh tra, điều tra xử lý vụ án.

Vào cuối tháng 10/2021, Tô Lâm lại dính tới bữa tiệc bê bối “thịt bò dát vàng”, ở thủ đô London, Anh Quốc.

Đến mức, Tổng Trọng đã phải nhắc khéo Bộ trưởng Tô Lâm, tại Hội nghị Cán bộ chủ chốt tháng 6/2022, rằng, “Miếng ăn là miếng tồi tàn, kém ăn một miếng lộn gan lên đầu”, hay “Nghĩ mình phương diện quốc gia. Quan trên trông xuống, người ta trông vào”.

Ông Tô Lâm là một lãnh đạo cấp cao có số phiếu tín nhiệm thấp nhất, trong tổng số 6 uỷ viên Bộ Chính trị, nắm giữ các chức vụ do Quốc hội bầu. Đồng thời, Tô Lâm cũng bị đánh giá là không đủ tư cách và phẩm chất đạo đức, để trở thành Tổng Bí thư.

Theo giới quát sát, hiện đang có một kế hoạch tỉ mỉ và bài bản, nhằm chặn đường tiến tới chiếc ghế Tổng Bí thư của Chủ tịch Tô Lâm.

Kế hoạch đó, có thể liên quan tới việc, báo Quân đội Nhân dân, ngày 25/7 đưa tin, “Ngành Điều tra hình sự Quân đội quyết tâm không sót lọt tội phạm”.

 

Trà My – Thoibao.de